Lo tai biến sau tiêm Quinvaxem

13/11/2013 11:28 GMT+7

Sau khi vắc xin Quinvaxem được sử dụng trở lại, nhiều gia đình vẫn lo ngại khi cho trẻ đi tiêm vì vẫn có các trường hợp phải nhập viện sau tiêm.

Sau khi vắc xin Quinvaxem được sử dụng trở lại, nhiều gia đình vẫn lo ngại khi cho trẻ đi tiêm vì vẫn có các trường hợp phải nhập viện sau tiêm.

>> Điều tra vụ cháu bé tử vong sau khi tiêm vắc xin
>> Gần 50 trẻ bị tác dụng phụ sau khi tiêm vắc xin

Bé trai (ở H.Quốc Oai, Hà Nội) đang được theo dõi tại BV Nhi TƯ sau tiêm Quinvaxem - d
Bé trai (ở huyện Quốc Oai, Hà Nội) đang được theo dõi tại Bệnh viện Nhi Trung ương sau tiêm Quinvaxem - Ảnh: Thúy Anh

Theo Bộ Y tế, ít nhất có 81 ca phản ứng sau tiêm phải nhập viện trong tháng đầu triển khai tiêm lại Quinvaxem. Ngày 11.11, Bệnh viện (BV) Nhi Trung ương cho biết, trong các ngày gần đây đã tiếp nhận 8 trẻ bị phản ứng sau tiêm Quinvaxem vào điều trị, các trẻ này từ 4 - 24 tháng tuổi, phần lớn có biểu hiện sốt, nổi ban, sưng tấy vết tiêm, co giật.

Mẹ của bé trai T.C.C (7,5 tháng tuổi ở huyện Quốc Oai, Hà Nội) cho biết, cháu tiêm ngày 7.11, đến chiều thì sốt nhẹ và xuất hiện vài chấm ban đỏ ở bụng, hai hôm sau thì cháu bị phát ban đỏ toàn thân, đặc biệt là hai chân ban đỏ dày đặc sưng nề, nên gia đình lo lắng đưa vào bệnh viện. Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm - BV Nhi Trung ương cho biết, hiện sức khỏe cháu bé đã ổn định, có thể xuất viện trong 2 - 3 ngày tới.

Trong số 8 trẻ vào viện sau tiêm Quinvaxem, có một ca sốt cao co giật (nhập viện ngày 5.11). Đó là bé gái Đ.N.M, 10 tháng tuổi (ở huyện Phú Xuyên, Hà Nội), tiêm Quinvaxem mũi 3. Theo TS Cao Vũ Hùng, Trưởng khoa Thần kinh - BV Nhi Trung ương, cháu M. sau khi hết sốt vẫn có các cơn co giật và được chẩn đoán là động kinh.

“Bệnh động kinh không có các biểu hiện trước đó mà đột ngột xuất hiện và khoảng 50% bệnh nhân không xác định được căn nguyên. Nhưng một số yếu tố có thể làm tăng phản ứng xuất hiện bệnh, như sau chấn thương, sau viêm màng não mủ”, BS Hùng cho biết.

Gia đình của bé M. nói trước tiêm cháu bình thường, không có bệnh gì, trong gia đình cũng không có người mắc động kinh. Đến chiều 12.11, bé M. vẫn còn cơn co giật, nhưng sức khỏe có diễn biến khả quan hơn. Khi cháu hết giật trong vòng một ngày sẽ được ra viện.  

Bác sĩ Nguyễn Văn Lâm nhận định, việc trẻ bị sốt, sưng đỏ vết tiêm là phản ứng bình thường sau tiêm chủng, tuy nhiên, một số trẻ phản ứng mạnh, bị sốt cao có thể gây co giật. Gia đình cần lưu ý theo dõi trẻ trong vòng 24 - 48 giờ sau tiêm để phát hiện các diễn biến bất thường, kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế. Đặc biệt, với trẻ từng được biết là có cơ địa dị ứng, sốt co giật, cần thông báo với nhân viên y tế tại điểm tiêm chủng để có chỉ định phù hợp.

Liên Châu

>> Tiêm bổ sung vắc xin Quinvaxem cho trẻ
>> TP.HCM tiêm lại vắc-xin Quinvaxem từ 11.11
>> Hà Nội cẩn trọng khi tiêm lại Quinvaxem
>> Phản ứng sau tiêm Quinvaxem
>> Vụ trẻ nhập viện sau tiêm ngừa ở Tiền Giang: Tiếp tục cho sử dụng vắc xin Quinvaxem
>> Bắt đầu tiêm chủng lại Vắc xin Quinvaxem
>> Hà Nội sắp sử dụng lại vắc xin Quinvaxem
>> Sử dụng lại vắc xin Quinvaxem có an toàn ?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.