Phải quy định rõ đầu mối chịu trách nhiệm khi thủy điện xả lũ

30/10/2013 15:29 GMT+7

(TNO) Đó là một trong nhiều kiến nghị của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (QH) khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác các công trình thủy điện.

(TNO) Đó là một trong nhiều kiến nghị của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của Quốc hội (QH) khi thẩm tra báo cáo của Chính phủ về kết quả rà soát quy hoạch, đầu tư xây dựng các dự án thủy điện và vận hành khai thác các công trình thủy điện.

Thủy điện tích nước nhấn chìm nhà dân
Nhà người dân chìm ngập trong lòng hồ thủy điện Đồng Nai 2 - Ảnh: Lâm Viên

>> Thủy điện tích nước nhấn chìm nhà dân
>> ‘Làm thủy điện chỉ có xấu trở lên’
>> Lũ xuống, vẫn ngập nặng vì thủy điện

Báo cáo này do Chủ nhiệm Ủy ban, ông Phan Xuân Dũng, trình tại QH tại phiên họp sáng nay, 30.10.

Bên cạnh các kết quả đạt được trong công tác quản lý các công trình thủy điện, cơ quan thẩm tra cũng chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, trước hết là quản lý vận hành các hồ chứa.

Ông Dũng dẫn chứng: Ngoài các hồ chứa thủy điện (TĐ) lớn đã thực hiện đúng quy trình vận hành, góp phần quan trọng trong việc chống hạn và cắt giảm lũ cho hạ du, còn không ít công trình TĐ khác trong quá trình vận hành, chủ đầu tư thường quan tâm chủ yếu đến sản xuất điện, chưa thực sự chú trọng đúng mức đến điều tiết, cấp nước sản xuất, sinh hoạt, đặc biệt trong mùa kiệt.

“Do chưa thực hiện đầy đủ, nghiêm túc quy trình vận hành đơn hồ, liên hồ chứa nên đã ảnh hưởng đến nguồn nước cho sản xuất, sinh hoạt. Thậm chí, đã xảy ra trường hợp cạn kiệt nguồn nước, thiếu nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt, dẫn đến tranh chấp, gây bức xúc cho cộng đồng dân cư”, cơ quan giám sát báo cáo.

Ngoài ra, do yêu cầu của Trung tâm điều độ hệ thống điện quốc gia (A0), nhiệm vụ phát điện của một số công trình TĐ chỉ được huy động trong ngày với thời gian không cố định, khiến dòng chảy bị dao động lớn trong ngày, ảnh hưởng xấu đến môi trường hạ du.

Theo đánh giá của Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường, việc không thông báo xả nước tại phần lớn các TĐ nhỏ; chưa đánh giá được hết tác động trong các trường hợp xả lũ khẩn cấp, vỡ đập để xây dựng các phương án ứng phó dẫn đến tình huống bị động, gây thiệt hại, ảnh hưởng đáng kể đối với vùng hạ du, đặc biệt khi có mưa bão, lũ. Việc phối hợp liên ngành, kiểm tra, giám sát trong quá trình xây dựng và thực hiện quy trình tuy có triển khai nhưng chưa thường xuyên và chưa hiệu quả.

Để khắc phục, Ủy ban này đề nghị cần ban hành đủ quy trình vận hành liên hồ chứa cả trong mùa lũ và mùa kiệt trên các lưu vực sông; đồng thời, quy định rõ cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm chính, điều phối chung giữa các chủ đập khi các hồ chứa trên cùng lưu vực sông cùng tham gia xả lũ, ứng phó với các sự cố đối với hệ thống liên hồ chứa.

Giải pháp song hành khác là ban hành chế tài xử phạt vi phạm đối với hành vi không thực hiện đầy đủ, đúng quy trình vận hành, đáp ứng yêu cầu về an toàn, bảo vệ môi trường, gây ảnh hưởng lớn tới sản xuất và sinh hoạt của người dân và vùng hạ du.

“Tại một số dự án TĐ, đất sản xuất tại điểm, khu tái định cư chưa bảo đảm chất lượng, thiếu nước, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân; an ninh lương thực của một số hộ dân tái định cư bị đe dọa; số hộ nghèo còn nhiều; có hiện tượng người dân sau khi tái định cư quay về nơi ở cũ. Hệ lụy về mất bản sắc văn hóa, gia tăng tệ nạn xã hội tại các dự án, công trình TĐ là vấn đề cần được quan tâm”, cơ quan thẩm tra đơn cử.

Bảo Cầm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.