Trung Quốc công bố sách trắng về Tây Tạng

22/10/2013 13:45 GMT+7

(TNO) Ngày 22.10, Trung Quốc đã công bố sách trắng về Khu tự trị Tây Tạng, cung cấp chi tiết sự phát triển của khu vực này trong hơn 60 năm qua.

>> Mỹ công bố hình ảnh chuyến thăm Tây Tạng của Đại sứ Mỹ


Một góc thủ phủ Lhasa của Tây Tạng - Ảnh: Đoàn Xuân Hải

"Sự phát triển và tiến bộ của Tây Tạng hiện đại là kết quả của sự hợp lý cơ bản về môi trường lịch sử và xã hội. Nguyên nhân sự phát triển này, sâu xa và rộng lớn hơn chính là từ sự tiến bộ của Trung Quốc", Tân Hoa Xã dẫn sách trắng mang tựa đề “Sự phát triển và tiến bộ của Tây Tạng” do Phòng Thông tin của Hội đồng Nhà nước Trung Quốc phát hành.

Trong sách trắng về Tây Tạng, Bắc Kinh miêu tả khu tự trị này vào những năm 1950 là nơi “đen đối và lạc hậu như thời Trung cổ tại châu Âu”.

Phần mở đầu của sách trắng (một hình thức báo cáo chính sách của chính phủ - NV) cũng cho rằng Tây Tạng từng là một xã hội nông nô phong kiến với luật lệ thần quyền, đặc trưng bởi sự kết hợp giữa các thế lực chính trị và tôn giáo.

Cũng theo sách trắng, sau một loạt các giai đoạn lịch sử quan trọng, gồm cải cách dân chủ, sự hình thành khu tự trị và các chính sách mở cửa, người dân Tây Tạng đã có được tự do, bình đẳng, cũng như đang hưởng thụ những thành quả từ nền văn minh hiện đại.

Với 6 chương, sách trắng do Trung Quốc công bố miêu tả chi tiết sự phát triển của nhiều lĩnh vực tại Tây Tạng trong hơn 6 thập niên qua, bao gồm kinh tế, đời sống dân sinh, hệ thống chính trị, di sản văn hóa, tự do tôn giáo và môi trường.

Thống kê từ sách trắng cho thấy thu nhập bình quân đầu người của tầng lớp nông dân và người chăn nuôi gia súc tại Tây Tạng luôn tăng trưởng 2 con số trong 10 năm liên tiếp, lên đến mức 944 USD/người hồi năm 2012.

Cao nguyên Tây Tạng là “khu vực có môi trường sạch thứ ba trên thế giới” sau Nam Cực và Bắc Cực, theo nội dung một báo cáo mà chính phủ Trung Quốc công bố ngày 22.10.

“Vùng đất này có môi trường sạch sẽ và trong lành”, Tân Hoa Xã dẫn sách trắng về Tây Tạng.

Mật độ kim loại nặng trong không khí tại Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng, thấp hơn rất nhiều so với mật độ tại các vùng đông dân và các khu công nghiệp, theo sách trắng về Tây Tạng mà Trung Quốc vừa công bố.

Hoàng Uy

>> Tuổi thật của cao nguyên Tây Tạng
>> Người Việt Nam bị cấm vào Tây Tạng
>> Chết vì độ cao ở Tây Tạng
>> Tây Tạng ngày nay  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.