Đánh bạc với bão

20/10/2013 03:20 GMT+7

Có thể khẳng định, trồng cao su tại các tỉnh miền Trung hiện nay là đồng nghĩa với việc đánh bạc với bão. Những gì đã và đang xảy ra tại những cánh rừng cao su thuộc các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình sau hai cơn bão số 10 và 11 vừa qua đã chứng minh điều đó.

Có thể khẳng định, trồng cao su tại các tỉnh miền Trung hiện nay là đồng nghĩa với việc đánh bạc với bão. Những gì đã và đang xảy ra tại những cánh rừng cao su thuộc các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình sau hai cơn bão số 10 và 11 vừa qua đã chứng minh điều đó.

Bão số 10 càn qua hai tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và một phần của tỉnh Thừa Thiên-Huế khiến cho hàng chục ngàn héc ta cao su bị gãy đổ. Người nông dân chưa kịp thống kê thiệt hại thì bão số 11 tiếp tục quét qua tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng, một lần nữa cây cao su tại các huyện vùng cao của Quảng Nam lại chịu trận. Hàng ngàn gia đình tham gia vào các dự án trồng cao su tiểu điền đang đứng trước nguy cơ trắng tay, không thể trả được nợ vay ngân hàng vì chẳng thể phục hồi rừng cây cao su mà họ đã đổ bao mồ hôi nước mắt suốt 10 năm qua.

Điệp khúc “trắng tay sau bão” đối với những nông dân tham gia trồng cao su tại miền Trung lặp lại hơn 10 năm qua kể từ khi cây cao su được Bộ NN-PTNT “bật đèn xanh” cho phép trồng đại trà và các địa phương đã xác định đó là “cây chủ lực”. Cứ sau mỗi trận bão, các tỉnh lại giãn nợ cho những dự án cao su tiểu điền và ... tiếp tục trồng lại, bất chấp những khuyến cáo từ các nhà khoa học là không nên trồng cao su tại miền Trung.

Khi người Pháp đặt chân lên nước ta, những cuộc khảo sát, thăm dò của họ để có thể tính chuyện lâu dài cho cây cao su được họ tiến hành khắp trong nam ngoài bắc. Các tài liệu còn lưu giữ cho thấy, cây cao su không thể ăn chịu tại dải đất miền Trung. Chẳng phải thổ nhưỡng không hợp với cây cao su mà chính là do thời tiết khắc nghiệt của vùng đất này. Trung bình, cây cao su được chăm sóc trong điều kiện bình thường thì đến năm thứ 7 mới có thể khai thác mủ. Nhưng chỉ cần một cành cây bị gãy là coi như tất cả dòng “vàng trắng” ấy ngừng chảy để tập trung nuôi “vết thương”. Trong khi đó, miền Trung lại liên tục hứng bão. Bão Xangsane năm 2006 đã quật tơi bời rừng cao su phía tây Quảng Nam và Thừa Thiên-Huế, bão số 9 năm 2009 thì rừng cao su ở Quảng Ngãi, giờ tiếp tục bão số 10 và 11, hàng trăm ngàn héc ta cao su tại Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam bị ngã đổ chỏng chơ...

Không thể phủ nhận những lợi ích mà cây cao su mang lại cho người nông dân miền Trung trong những năm qua. Thế nhưng, cũng chính nó đẩy họ vào tình trạng khánh kiệt sau mỗi trận bão. Trồng cao su như thế, khác nào đánh bạc với bão?

Trần Đăng

>> Vàng trắng' chảy máu
>> Quặn lòng chặt cao su làm củi
>> Mưa nhiều phát sinh bệnh hại trên cây cao su

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.