Bảo tồn binh khí võ cổ truyền Bình Định

18/10/2013 03:00 GMT+7

Sở VH-TT-DL tỉnh Bình Định cho biết, Hội đồng chuyên ngành khoa học tỉnh Bình Định đã nghiệm thu và đánh giá đề tài Nghiên cứu phục hồi thập bát ban binh khí (18 môn binh khí) võ cổ truyền Bình Định đạt loại A.

 
Võ sư Phan Thọ (cầm đao), người thông thạo nhiều môn binh khí võ cổ truyền Bình Định - Ảnh: Hoàng Trọng

Theo kết quả nghiên cứu, 18 môn binh khí võ cổ truyền Bình Định đã được phổ biến đầy đủ từ thời Tây Sơn, gồm: côn (roi), đao, kiếm, thương, kích, cung, bồ cào, giản, thiết lĩnh, liên tri (dân gian gọi là dây xích), thái long câu (gần giống câu liêm), xà mâu, nhuyễn tiên (dải lụa), giáo, lăn khiên, đinh ba, búa (phủ), chùy.

Hiện một số ban binh khí đã thất truyền, các võ đường trên địa bàn tỉnh không truyền dạy hết 18 ban binh khí này. Những đơn vị phổ biến nhiều nhất là Bảo tàng Quang Trung (H.Tây Sơn, Bình Định) chỉ bảo tồn một số bài của 10 ban binh khí; hai võ đường Hồ Sừng và Phan Thọ (cùng ở H.Tây Sơn) truyền dạy một số bài của 12 ban binh khí…

Nhóm nghiên cứu đề tài đã đề xuất một số giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của thập bát ban binh khí võ cổ truyền Bình Định như: xây dựng các võ đường tiêu biểu làm nơi lưu giữ, quảng bá võ cổ truyền Bình Định trong đó có 18 môn binh khí; xây dựng đề án quy hoạch, phát huy từng môn binh khí gắn với từng võ đường, với các làng võ cổ truyền để phục vụ du lịch; biên soạn một giáo trình cả về lý thuyết và khâu thực hành, truyền nghề về thập bát ban binh khí võ cổ truyền Bình Định để đưa vào các lớp võ cổ truyền của tỉnh và các trường võ trong tỉnh…

Hoàng Trọng

>> Biểu diễn võ cổ truyền tại sân chùa
>> Lễ hội đường phố tại Liên hoan Quốc tế võ cổ truyền Việt Nam
>> Lễ hội đường phố Võ cổ truyền Việt Nam
>> Khai mạc Liên hoan quốc tế võ cổ truyền VN lần III  

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.