Quẳng gánh lo cho bảo hiểm

10/09/2013 05:10 GMT+7

“Mẹ ơi, anh Tý lại ngã rồi”. Nghe tiếng đứa con gái nhỏ mếu máo khi nhìn thấy anh trai ngã rầm một cái từ bậc tam cấp xuống sân khi đang chơi xe đạp với cái đầu rỉ máu, chị Phạm Thanh trú tại Thanh Trì, Hà Nội vội vàng sơ cứu vết thương và đưa con vào ngay Bệnh viện huyện Thanh Trì. Rất may là hôm sau bé đã được xuất viện về nhà do chỉ bị rách da và phải khâu 3 mũi.

Quẳng gánh lo cho bảo hiểm

Các bậc phụ huynh luôn đau đầu với các khoản chi, đặc biệt là chi phí khám chữa bệnh cho  trẻ - Ảnh: Shutterstock

 

“Cũng may cu Tý không bị nặng, lần cấp cứu đó dù không phải nằm viện lâu nhưng chi phí khâu, thuốc men cũng hết hơn 500.000 đồng. Hai con nhỏ đang trong độ tuổi dễ ốm đau nên việc ra vào bệnh viện là không tránh khỏi”, chị Thanh trầm ngâm.

Lo lắng của chị Thanh cũng là lo lắng của hàng nghìn ông bố bà mẹ có con nhỏ khác. Theo báo cáo công tác phòng chống tai nạn thương tích tại cộng đồng của ngành y tế năm 2011 của Cục Quản lý môi trường y tế, trong vòng 6 tháng tại Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ và Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, tổng số trẻ bị tai nạn thương tích (TNTT) đến viện khám hơn 2.500 trường hợp, trong đó nam nhiều hơn nữ 1,5 lần. Lứa tuổi từ 2 - 5 thường bị TNTT cao nhất với 57,14%, tiếp theo là lứa tuổi từ 6 - 10 với 20,72%. Trong đó, nguyên nhân hàng đầu gây TNTT là do té/ngã với 56,31%, tiếp theo là do tai nạn giao thông (17,79%), hóc dị vật (8,54%), bỏng (5%) và ngộ độc (2,8%).

Nhẹ bớt nỗi lo

“Hai tháng trước, chị cũng tốn hơn 1 triệu tiền viện phí vì bé bị ngộ độc thức ăn. Vậy mà nghe đâu viện phí sẽ được điều chỉnh tăng trong thời gian tới”. Đang trăn trở về bài toán viện phí và phương án bảo vệ các con tốt hơn thì chị Thanh chợt nhớ tới gợi ý của một chị bạn đồng nghiệp là nên “quẳng gánh lo này cho bảo hiểm” vì chị này cũng mới mua bảo hiểm cho con. Chị bạn này cho biết từ ngày tham gia sản phẩm bảo hiểm giáo dục Manulife - Điểm Tựa Tài Năng, con chị được hưởng nhiều quyền lợi y tế rất thiết thực và bản thân chị không còn phải quá bận tâm đến chi phí mỗi khi con vào bệnh viện. Không những thế, khi đáo hạn, toàn bộ phí bảo hiểm đã nộp sẽ được hoàn lại, cộng với lãi tích lũy và bảo tức tạo thành một quỹ học tập khá lớn cho con mai này. Thế là chị Thanh bắt đầu nghiên cứu sản phẩm bảo hiểm này. Đúng với mong muốn của chị và rất cần thiết cho các con vì sản phẩm được thiết kế dành cho các bé từ 0 đến 12 tuổi với tổng quyền lợi y tế cho con lên đến 50% số tiền bảo hiểm.

Thử làm một phép tính với hợp đồng mệnh giá 200 triệu đồng cho con gái 3 tuổi, mỗi năm gia đình chị chỉ bỏ ra khoảng 14,1 triệu đồng, tức là mỗi ngày không quá 39.000 đồng nhưng con yêu sẽ có ngay một quỹ y tế lên đến 100 triệu đồng (bao gồm trợ cấp tiền mặt khi nằm viện và trợ cấp phẫu thuật). Ngoài ra, sản phẩm còn hoàn trả một phần ngân quỹ y tế vào năm con 22 tuổi, tương đương 50 triệu đồng trừ đi các khoản chi phí đã chi trả. Như vậy, cùng với các phiếu tiền mặt bảo đảm, cộng thêm bảo tức và lãi tích lũy thì tổng quỹ giáo dục dành cho con ước tính lên đến 380,5 triệu đồng. Chưa hết, Manulife - Điểm Tựa Tài Năng còn tạo ấn tượng mạnh với Quyền lợi miễn nộp phí bảo hiểm và Quyền lợi trợ cấp thu nhập hằng năm. Với 2 quyền lợi đặc biệt này, Manulife Việt Nam sẽ hỗ trợ gia đình đóng phí duy trì hợp đồng và trợ cấp nuôi con đến năm con 18 tuổi trong trường hợp có rủi ro không may xảy đến với chị. Ngoài ra, sản phẩm này cũng rất linh hoạt, không hạn chế mệnh giá nên chị có thể chủ động tham gia với mức phí đóng tùy theo thu nhập của gia đình... “Quá tuyệt vời, phải bàn với chồng ngay thôi”, chị Thanh an tâm mỉm cười và bắt đầu hành động vì một kế hoạch tài chính toàn diện cho hai con yêu.

Quẳng gánh lo cho bảo hiểm3

Ngọc Lan

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.