Gỡ khó việc làm cho sinh viên ngành công tác xã hội

31/08/2013 19:09 GMT+7

(TNO) Ngày 31.8, trong hội thảo “Định hướng nghề nghiệp CTXH” diễn ra tại Trường ĐH Mở TP.HCM, rất nhiều sinh viên ngành công tác xã hội (CTXH) quan tâm về vấn đề tìm việc làm sau khi ra trường.

Thạc sĩ Lê Thị Mỹ Hiền, phụ trách Khoa Xã hội học - CTXH - Đông Nam Á học, Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết: Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH của trường những năm gần đây chưa đến 50%. Nhu cầu tìm việc làm của sinh viên ngành này rất cao nhưng gặp nhiều khó khăn, nhất là những sinh viên sau khi tốt nghiệp trở về những tỉnh, thành xa.

Hàng chục câu hỏi của sinh viên đặt ra cho những ban ngành, cơ sở xã hội, tổ chức phi chính phủ tham gia hội thảo đều xoáy quanh những vấn đề: Cơ hội để thực tập hoặc làm tình nguyện viên? Tốt nghiệp ngành CTXH có thể làm việc ở đâu? Cơ hội, điều kiện tuyển dụng?...

“Gỡ khó” việc làm cho sinh viên ngành CTXH
Nhiều sinh viên và nhân viên ngành CTXH tham gia buổi hội thảo định hướng nghề nghiệp

Ông Trần Công Bình, cán bộ Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF), đã chia sẻ câu chuyện của bản thân: “Khi còn đi học và mới ra trường, mình phải chấp nhận những công việc nhỏ, những công việc khó khăn. Nhờ vậy, mình rèn luyện được kiến thức, kỹ năng, thái độ, tích lũy thêm kinh nghiệm và nâng cao năng lực bản thân, từ đó mới có thể có cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp”.

Đồng tình với ý kiến trên, nhiều đại biểu cho rằng sinh viên ngành CTXH cần phải được tạo điều kiện thực tập, thực hành nhiều hơn nữa, mới có thể đáp ứng nhu cầu xã hội.   

Ông Trần Minh Hải, Giám đốc Trung tâm Tương Lai, cựu sinh viên ngành CTXH lưu ý: “Những kiến thức, kỹ năng về CTXH cá nhân, nhóm, cộng đồng thì ai cũng có, điều đó đã trở thành bình thường. Vì vậy, để tạo ra sự khác biệt và có được việc làm, các bạn cần tăng cường kỹ năng về truyền thông CTXH như mạng xã hội, tiếp thị xã hội; trang bị thêm kỹ năng gây quỹ như tổ chức sự kiện gây quỹ, viết dự án vận động…”.

Đề cập đến những cơ hội việc làm và thực tập cho sinh viên ngành CTXH, ông Lê Chu Giang - Trưởng phòng Bảo trợ xã hội (Sở LĐ-TB-XH TP.HCM) thông tin: Hiện nay, Sở đang quản lý khoảng 40 trung tâm xã hội liên quan đến trẻ em, ma túy, người già, bệnh nhân AIDS… Ngoài ra, còn có nhiều trung tâm, cơ sở ngoài công lập cũng có nhu cầu về nhân sự ngành CTXH.

Tin, ảnh: Như Lịch

>> Định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
>> Họ có tác động "định hướng" nghề nghiệp
>> Định hướng nghề nghiệp cho 4.163 học sinh
>> Đẩy mạnh tư vấn, định hướng nghề nghiệp cho thanh niên
>> Định hướng nghề nghiệp... trên lý thuyết !

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.