Cần để doanh nghiệp nhà nước cạnh tranh bình đẳng

30/08/2013 15:55 GMT+7

(TNO) Chủ trương cải cách doanh nghiệp nhà nước đã có từ 30 năm nay, nhưng đến nay vẫn cứ loay hoay.

(TNO) Chủ trương cải cách doanh nghiệp nhà nước đã có từ 30 năm nay, nhưng đến nay vẫn cứ loay hoay.

Tiến sĩ Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM) phát biểu như trên tại diễn đàn Cải cách kinh tế vĩ mô Việt Nam do Tổ chức GIZ (Deutsche Gesellschaft für Internationale Zusammenarbeit) của Chính phủ Đức tổ chức tại TP.HCM ngày 30.8.

Trong khi đó, tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng CIEM cho biết những vấn đề đặt ra khi cải tổ doanh nghiệp nhà nước là không đem lại hiệu quả cao, độc quyền cạnh tranh và chèn ép doanh nghiệp tư nhân.


Cần đẩy mạnh cải tổ doanh nghiệp nhà nước - Ảnh: Đình Quân

Do đó, khi cải tổ cần đặt doanh nghiệp nhà nước trong môi trường cạnh tranh bình đẳng. Ngoài ra, việc cải tổ cần đưa ra yêu cầu phải minh bạch, quản trị phải dựa theo tiêu chí đánh giá hiệu quả, tránh sở hữu chéo…

“Rất khó giải quyết triệt để vấn đề đại diện, ủy thác trong doanh nghiệp nhà nước. Vì dù có dùng cơ quan gì để giám sát đi nữa thì cơ quan đó vẫn là đại diện của Nhà nước. Ngoài ra, giám đốc điều hành doanh nghiệp nhà nước thuê bên ngoài hay vẫn là quan chức Nhà nước cần phải tính đến”, ông Thành nói.

Tuy nhiên, tại diễn đàn, tiến sĩ Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định dù quá trình cải cách còn gặp một số hạn chế nhưng quá trình cải cách cũng đem lại một số hiệu quả. Đó là nền kinh tế Việt Nam ngày càng gần với nền kinh tế thị trường hơn và ngày càng tham gia mạnh mẽ vào toàn cầu hóa.

“Việt Nam yếu nhưng lúc nào cũng sẵn sàng thọ đài”, ông Lịch ví von.

Cũng theo ông Lịch, kinh tế đang khó khăn, nhiều doanh nghiệp "chết" nhưng cũng có nhiều doanh nghiệp rất nhạy bén nắm bắt thị trường, tái cơ cấu.

Ông Lịch nói: “Tại cuộc họp tuần trước với các doanh nghiệp ở TP.HCM, nhiều doanh nghiệp cho hay họ mong chính sách của Nhà nước như một bà đỡ chứ không thụ động ngồi chờ. Trong khó khăn, họ tái cơ cấu rất mạnh để tồn tại. Đó là điều đáng mừng”.

Trung Hiếu

>> Bộ trưởng Bộ TN-MT: Đầu cơ giá đất, doanh nghiệp nhà nước 'tay không bắt giặc
>> Thực hiện triệt để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước
>> Nợ công với gánh nặng doanh nghiệp nhà nước
>> Kỷ luật 2 lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước
>> Nhiều sai phạm tại một doanh nghiệp nhà nước
>> Chờ hướng dẫn tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.