TP.HCM lên đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị

07/08/2013 20:05 GMT+7

(TNO) Hôm nay 7.8, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị bất thường Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa 9 nhằm lấy ý kiến dự thảo tờ trình Chính phủ về đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị TP.HCM.

(TNO) Hôm nay 7.8, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội nghị bất thường Ban Chấp hành Đảng bộ TP.HCM khóa 9 nhằm lấy ý kiến dự thảo tờ trình Chính phủ về đề án thí điểm mô hình chính quyền đô thị TP.HCM.

>> Đề xuất chọn TP.HCM làm thí điểm chính quyền đô thị
>> Chủ động phối hợp thí điểm mô hình chính quyền đô thị
>> Thành lập Phòng Xây dựng chính quyền đô thị
>> TP.HCM thành lập Phòng Xây dựng chính quyền đô thị
>> Cần hiến định mô hình chính quyền đô thị
>> TP.HCM tiếp tục đề xuất mô hình chính quyền đô thị
>> Tách bạch chính quyền đô thị với nông thôn

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải chủ trì hội nghị này.

Theo dự thảo tờ trình, mô hình Chính quyền đô thị TP.HCM được tổ chức phù hợp với loại đô thị đặc biệt, theo mô hình chính quyền địa phương có 2 cấp (hiện nay 3 cấp), gồm chính quyền TP.HCM và chính quyền cấp cơ sở. Đô thị trung tâm là 13 quận nội thành (chính quyền TP.HCM). Bốn đô thị vệ tinh là các thành phố Đông, Tây, Nam, Bắc là những đô thị mới, được tổ chức thành một cấp chính quyền (cơ sở).

Chính quyền TP.HCM với địa vị pháp lý là chính quyền trực thuộc trung ương, có tư cách pháp nhân công quyền, nghĩa là được tăng cường và minh bạch tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong phạm vi thẩm quyền ở những lĩnh vực liên quan mật thiết đến sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội và đời sống người dân thành phố.

Theo tiến sĩ (TS) Trần Du Lịch, Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM, mô hình chính quyền đô thị thành phố sẽ tạo ra những bước đột phá cho sự phát triển.

“Có một điểm đột phá của mô hình chính quyền đô thị là thay đổi quan điểm chức năng của sở ngành. Sở ngành không chỉ là tham mưu mà thực chất là quản lý nhà nước, không thể cứ đẩy hết cho UBND thành phố, không để UBND thành phố cứ một buổi sáng họp 4 - 5 phiên, họp cả ngày”, TS Trần Du Lịch nói.

Theo TS Lịch, một đột phá nữa là người dân sẽ được thụ hưởng nhiều hơn hệ thống phúc lợi công và các dịch vụ cơ chế hành chính.

"Các thành phố sẽ phải cạnh tranh hơn để phục vụ dân tốt hơn, chính quyền sẽ thi đua với nhau để nâng phúc lợi lên”, TS Lịch nhìn nhận.

Đình Phú

>> Ông Lê Thanh Hải tái đắc cử Bí thư Thành ủy TP.HCM

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.