Hướng đi tiết kiệm cho du học tự túc

06/08/2013 06:00 GMT+7

Được tiếp cận với môi trường học tập hiện đại và sở hữu tấm bằng quốc tế là khát khao của nhiều bạn trẻ. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, thay vì sang nước ngoài du học tự túc nhiều gia đình đã chuyển hướng cho con em học chương trình quốc tế tại Việt Nam với chất lượng tương đương mà chi phí rẻ hơn nhiều lần.

Nỗi lo tài chính khi du học tự túc

Kinh tế suy thoái ảnh hưởng tới ngân sách các gia đình muốn đưa con em đi du học. Nhiều trường ĐH uy tín thế giới cũng cắt giảm chính sách học bổng cho sinh viên Việt Nam dẫn tới phần lớn du học sinh đi theo diện tự túc và phải vay vốn hỗ trợ từ ngân hàng.

Nỗi lo tài chính khiến nhiều du học sinh Việt Nam phải kiếm việc làm thêm để trang trải cuộc sống nơi đất khách. Tuy nhiên, theo một du học sinh tại Anh quốc, tỷ lệ thất nghiệp tại đây khá cao. Ngay cả người bản xứ cũng khó tìm việc làm nói gì đến du học sinh.

Hướng đi tiết kiệm cho du học tự túc
Dù đầy mối lo về tài chính và học tập nhưng khi làm việc, du học sinh vẫn phải cười đúng theo quy định

Lê Mai, du học sinh tại Anh quốc chia sẻ: Chính phủ Anh chỉ cho phép du học sinh được đi làm thêm tối đa hai mươi tiếng một tuần. Do vậy, làm việc bán thời gian trong các quán ăn, nhà hàng, siêu thị, hoặc đi trông trẻ, dạy tiếng cho người nước ngoài thường là lựa chọn của phần đông du học sinh. Tiền lương thường được tính theo giờ, trung bình từ 4 đến 7 bảng cho một giờ làm thêm. Nếu may mắn thì được cộng tác cho các công ty, trường học thì có thể được trả tầm 10 bảng/giờ. Với những du học sinh mới như Mai thì rất khó có thể kiếm được một công việc tốt như vậy.

Duy Tùng, du học sinh tại Đức kể: “Mình đã rất vui khi được làm việc cho một nhà hàng và có thu nhập đều đặn hàng tháng. Nhưng chính công việc đó đã mang lại bi kịch cho mình. Không còn nhiều thời gian để xem lại bài vở và làm bài tập nhóm, mình phải thi lại nhiều môn với mức phí phải đóng cao hơn nhiều lần. Nhiều khi đi làm, do mệt mỏi, không thực hiện tốt các quy định về giao tiếp, đi đứng… lại bị phạt tiền. Giờ đây, nhìn các bạn cùng khóa đang chuẩn bị ra trường còn mình thì phải loay hoay trả nợ các môn học, thấy buồn quá”.
 
Thực tế cho thấy, việc đi làm thêm của nhiều du học sinh Việt trở thành vấn đề “lợi bất, cập hại” khi các bạn thường chọn lựa những công việc không liên quan đến chuyên ngành, ít nhiều ảnh hưởng tới việc học.

Tiết kiệm chi phí với du học tại chỗ

Hiểu được cuộc sống du học sinh không dễ dàng, đặc biệt kinh tế ngày càng khó khăn, nhiều gia đình đã lựa chọn hình thức “du học tại chỗ” để giúp cho con cái vừa có thể tiếp cận với nền giáo dục quốc tế, vừa giảm chi phí và an toàn hơn.

“Từ bé mình đã có ước mơ được đi du học. Mình đã nghiên cứu nhiều trường và định sang Anh để học đại học Greenwich. Khi tìm hiểu các khoản chi phí phải trả cho tấm bằng nước ngoài, mình phải tạm gác kế hoạch du học lại. Thật may là ĐH Greenwich đã liên kết đào tạo với Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) - ĐH FPT triển khai chương trình cử nhân quốc tế FPT - B2G tại Việt Nam. Giờ đây, mình đã được học chương trình của Anh, chuẩn bị được nhận bằng chính quy của Greenwich có giá trị trên toàn cầu mà học phí chỉ khoảng10 ngàn USD, chưa bằng 1/10 đi du học Anh quốc và thấp hơn nhiều trường liên kết khác”, Thúy Nga, sinh viên Chương trình Cử nhân Quốc tế FPT - B2G cho biết.

Theo Nga, chương trình thực tập khuyến khích sinh viên “làm thật” ngay từ khi còn trên ghế nhà trường của FPT - B2G đã cho bạn trải nghiệm rất bổ ích. “Những va vấp thực tế giúp mình tiếp nhận lý thuyết tốt hơn và khám phá ra năng lực tiềm ẩn của bản thân".

Hướng đi tiết kiệm cho du học tự túc
Tại Việt Nam, sinh viên FPT - B2G cũng được lấy bằng quốc tế và giao lưu với sinh viên toàn cầu

Cùng quan điểm với Thúy Nga, Mạnh Tùng (Lớp 12 Trường Chu Văn An, Hà Nội) nói: “Mình đã chọn du học trong nước thay vì ra nước ngoài bởi có thể áp dụng ngay những gì đang học vào thực tiễn. Các kiến thức, kỹ năng được giảng dạy trong chương trình đã được thầy cô nâng cấp cho phù hợp với tình hình Việt Nam. Mình biết nhiều anh chị rất giỏi đi du học về nhưng lại khó làm việc do khác biệt văn hóa và môi trường kinh doanh”.

Bà Trần Phương Lan, Phó Viện trưởng Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) cho hay chương trình đào tạo cử nhân quốc tế FPT - B2G đã được kiểm định bởi 2 tổ chức kiểm định giáo dục uy tín của Anh quốc là QCF (Qualifications Credit Framework) và QAA (Quality Assureance Agency), đồng thời được cấp phép bởi Bộ giáo dục & Đào tạo. Đặc biệt, giáo trình giảng dạy của FPT - B2G hoàn toàn bằng tiếng Anh và được sử dụng tại nhiều trường đại học Anh quốc, Mỹ.

Với chương trình đào tạo mang nhiều lợi thế, FPT-B2G đang là sự lựa chọn thông minh cho những học sinh muốn hưởng nền giáo dục quốc tế với mức chi phí hợp lý.

Cử nhân Quốc tế FPT – B2G (Bridge to Global) là chương trình liên kết đào tạo giữa Viện Quản trị Kinh doanh (FSB) – Đại học FPT và trường Đại học danh tiếng Greenwich – Anh quốc với các chuyên ngành như: Quản trị Kinh doanh chung BABM, Quản trị Marketing – BABM (Marketing); Quản trị Tài chính – BABM (Finance). Đến hết tháng 8/2013, chương trình sẽ nhận hồ sơ dự tuyển dành cho đối tượng là học sinh tốt nghiệp THPT, chuyển đổi tín chỉ từ các trường đại học, cao đẳng khác để bắt đầu năm học mới. Thông tin chi tiết, xin vui lòng truy cập Tại Đây

Thông tin dịch vụ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.