Căng thẳng lá chắn tên lửa Nga - Mỹ

09/07/2013 03:20 GMT+7

Giới chức Mỹ vừa lên tiếng lo ngại những động thái Nga theo hướng xây dựng lực lượng đối phó lá chắn tên lửa tại châu u.

Giới chức Mỹ vừa lên tiếng lo ngại những động thái Nga theo hướng xây dựng lực lượng đối phó lá chắn tên lửa tại châu u.

Trang tin The Washington Free Beacon dẫn lời giới chức Mỹ cho biết trạm radar khổng lồ do Nga xây dựng gần Armavir sắp hoàn tất.

Răn đe Mỹ, NATO

Đây là trạm nằm gần kề Hắc Hải và được thiết kế để phát hiện tên lửa xuất phát từ châu u và Iran. Việc triển khai radar được tiến hành trong bối cảnh Điện Kremlin đang nỗ lực cản trở Mỹ và châu u dựng lá chắn tên lửa tại Đông u. “Trạm radar đang trong giai đoạn cuối của công đoạn chuẩn bị trước khi nhận nhiệm vụ chiến đấu”, theo hãng thông tấn RIA-Novosti dẫn lời thiếu tướng Oleg Ostapenko, Tư lệnh Lực lượng phòng không Nga.

 Mỹ tỏ ý lo ngại trước hướng phát triển tên lửa của Nga - d
Mỹ tỏ ý lo ngại trước hướng phát triển tên lửa của Nga - Ảnh: Gizmodo

Một quan chức quân sự Mỹ đánh giá trạm radar Armavir cùng với việc gia cố các hệ thống phòng thủ tên lửa và các thế hệ tên lửa tầm ngắn và tầm trung mới, là mối đe dọa chiến lược đối với Mỹ và đồng minh NATO. “Người Nga đang khó chịu trước lá chắn tên lửa của Mỹ tại châu u và tại đây họ đang xây dựng một hệ thống các cơ sở dò tìm tên lửa”, quan chức này phân tích. Thông tin về trạm radar mới cũng được công bố trong lúc Tổng thống Mỹ Barack Obama đang nỗ lực phối hợp với Nga cắt giảm kho vũ khí chiến lược. Theo AFP, ông Obama tại Berlin tuyên bố muốn giảm 1/3 số đầu đạn hạt nhân, xuống còn khoảng 1.000 đầu đạn mỗi nước.

Căng thẳng kéo dài

Trước đây, vào tháng 3, khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố Lầu Năm Góc sẽ hủy giai đoạn 4 trong kế hoạch dựng lá chắn tên lửa châu u nhằm xoa dịu Điện Kremlin. Vốn dĩ, giai đoạn 4 là kỳ cuối của chương trình bao gồm các trạm đánh chặn chống tên lửa đánh thẳng vào lãnh thổ Mỹ. Ba giai đoạn đầu được thiết lập nhằm ứng phó tên lửa đánh vào các mục tiêu trên đất châu u.

Tuy nhiên, nỗ lực trên của Mỹ không đủ sức làm Nga nhún nhường. Ngay sau tuyên bố của ông Hagel, Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng chỉ trích Lầu Năm Góc vẫn cương quyết triển khai “tiến trình củng cố hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu”. Sau đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin trong bài phát biểu vào ngày 19.6 cho hay kế hoạch tăng cường lực lượng vũ trang của Nga nhằm đối phó với chiến lược phát triển của Mỹ. Bên cạnh đó, Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov nhắc lại kế hoạch Mỹ bổ sung 14 trạm đánh chặn tên lửa tầm xa ở căn cứ Alaska và California. Theo ông đánh giá, đây là một bước phát triển trọng yếu trong hệ thống lá chắn tên lửa của Mỹ nên Washington không thực sự xuống thang.

Moscow tăng cường tên lửa

Trong một diễn biến liên quan, giới chức Mỹ đề cập đến tên lửa gây tranh cãi Yars-M của Nga. RIA-Novosti cho hay tên lửa Yars-M, còn gọi là RS-24, đã được thử nghiệm hồi tháng rồi và nằm trong nhóm tên lửa liên lục địa. Tuy nhiên, giới tình báo Mỹ cho rằng đây là tên lửa tầm trung, có nghĩa là Moscow đã vi phạm Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung được ký kết giữa Mỹ với Liên Xô vào năm 1987. Bên cạnh đó, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu hồi tuần rồi tuyên bố Nga sẽ tăng số lượng tên lửa hành trình gấp 30 lần vào năm 2020. Hồi năm ngoái, không quân Nga cho biết sẽ nhận tên lửa hành trình Kh-101, được thiết kế theo hướng tàng hình, tầm bắn 3.500 - 5.000 km, bao gồm cả phiên bản thông thường lẫn phiên bản có thể mang đầu đạn hạt nhân. Bên cạnh đó, dự kiến các vũ khí phóng từ tàu ngầm và trên mặt biển, cũng được liệt vào dạng tên lửa hành trình, sẽ sớm gia nhập các hạm đội, từ Moskit/BRAHMOS đến Yakhont.

Thụy Miên

>> Tên lửa Nga "cõng" vệ tinh Mỹ rơi xuống đại dương
>> Tên lửa Nga bảo vệ địa cầu
>> Vệ tinh châu u lên quỹ đạo bằng tên lửa Nga
>> Tên lửa Nga giúp phóng vệ tinh châu u
>> Tên lửa đánh chặn Mỹ tiếp tục rơi khi thử nghiệm
>> Nga đồng ý bán hệ thống tên lửa S-400 cho Trung Quốc
>> Nga phát triển "sát thủ lá chắn tên lửa
>> Lá chắn tên lửa trên biển của Mỹ
>> Sức mạnh tên lửa liên lục địa Ấn Độ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.