Phát hiện loài bò sát đầu đầy bướu

25/06/2013 14:06 GMT+7

(TNO) Một loài bò sát có bề ngoài kỳ dị từng là những "cư dân" cô độc trên sa mạc rộng lớn tại châu Phi cách đây khoảng 260 triệu năm.

(TNO) Một loài bò sát có bề ngoài kỳ dị từng là những "cư dân" cô độc trên sa mạc rộng lớn tại châu Phi cách đây khoảng 260 triệu năm.

Dựa trên các hóa thạch mới tại miền bắc Niger ở châu Phi, các chuyên gia đã dựng nên mô hình về một sinh vật đặc biệt, được xác định là chi mới của pareiasaur, tức nhóm ăn thực vật sinh sôi đông đúc vào kỷ Permi.

Theo báo cáo trên chuyên san Journal of Vertebrate Paleontology, sinh vật kích thước cỡ con bò được đặt tên là Bunostegos, có nghĩa là “đầu bướu”.

Vào kỷ Permi, Trái đất chỉ tồn tại siêu lục địa duy nhất gọi là Pangaea.

Động vật và thực vật tản mát khắp nơi, dựa trên các hóa thạch có những điểm tương đồng tại nhiều lục địa hiện đại.

Tuy nhiên, nghiên cứu mới do một nhóm chuyên gia quốc tế thực hiện đã ủng hộ ý tưởng cho rằng đã có một sa mạc bị cô lập nằm giữa Pangaea với những động vật đặc biệt.

Hầu hết các pareiasaur đều có những bướu xương trên sọ, nhưng Bunostegos sở hữu những chiếc bướu lớn nhất, phồng to nhất trong nhóm.

Để dễ hình dung, có thể tưởng tượng một con Bunostegos mang trên đầu nhiều quả sừng như ở trường hợp của hươu cao cổ.

Tiến sĩ Linda Tsuji của Đại học Washington (Mỹ) cho rằng những chiếc bướu trên chủ yếu giống như một kiểu trang sức kỳ dị, chứ không có chức năng bảo vệ cho các con vật này.

Phi Yến

>> Loài bò sát trước nguy cơ tuyệt chủng
>> Tìm thấy hóa thạch loài bò sát bay mới
>> Hóa thạch loài bò sát mới
>> Hóa thạch bò sát biển thời tiền sử
>> Bò sát dự báo động đất
>> Dấu vết cổ xưa nhất của loài bò sát

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.