Nam Định vẫn nói “không” với bằng tại chức

21/06/2013 16:00 GMT+7

UBND tỉnh Nam Định vừa có thông báo về việc tuyển dụng công chức năm 2013. Theo đó, những người dự tuyển phải đảm bảo yêu cầu về đào tạo là hoàn thành khóa học học hệ “chính quy, tập trung, dài hạn”.

UBND tỉnh Nam Định vừa có thông báo về việc tuyển dụng công chức năm 2013. Theo đó, những người dự tuyển phải đảm bảo yêu cầu về đào tạo là hoàn thành khóa học học hệ “chính quy, tập trung, dài hạn”.

Như vậy, giống như kỳ tuyển dụng năm 2012, Nam Định tiếp tục nói "không" với bằng tại chức và giữ quan điểm chỉ tuyển dụng người học hệ chính quy, dài hạn, tập trung.

Trước đó, trong đợt tuyển dụng công chức năm 2011, tỉnh Nam Định không chỉ từ chối bằng tại chức mà còn không chấp nhận cả bằng tốt nghiệp đại học dân lập. Nguyên tắc tuyển dụng công chức của tỉnh năm 2011 phải có đủ 8 chữ vàng “chính quy, dài hạn, tập trung, công lập” của Nam Định đã tạo nhiều dư luận trái chiều.

Ngoài đảm bảo đủ 8 chữ trên, người dự tuyển phải có hộ khẩu thường trú tại Nam Định trước ngày 1.5.2013 và cam kết nếu trúng tuyển thì làm việc tại tỉnh từ 5 năm trở lên. Người dự tuyển còn phải có chứng chỉ ngoại ngữ, gồm 1 trong 5 thứ tiếng và chứng chỉ tin học theo quy định.

Năm nay, tổng chỉ tiêu tuyển dụng công chức của toàn tỉnh là 92 người, trong đó công chức khối sở, ban, ngành là 48 chỉ tiêu; khối huyện, thành phố là 44 chỉ tiêu. Dự kiến kỳ thi tuyển dụng sẽ diễn ra vào tháng 7 sắp tới.

Thông tin này tiếp tục gây ra những dư luận trái chiều. Trao đổi với Thanh Niên chiều qua 20.6 bên diễn đàn Quốc hội, ông Trịnh Ngọc Thạch, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội khẳng định việc phân biệt, từ chối một số loại bằng cấp đã được thừa nhận là không đúng quy định. Theo ông Thạch chất lượng đào tạo phải do đánh giá của một hội đồng chứ không thể chỉ căn cứ vào loại hình đào tạo là tại chức hay chính quy.

Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên chiều qua, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Nguyễn Văn Tuấn tiếp tục cho rằng chất lượng đào tạo hệ tại chức hiện nay không đảm bảo. Chủ tịch tỉnh Nam Định cho rằng chất lượng đầu vào của hệ tại chức không cao bằng hệ chính quy. Thực tế cũng cho thấy các cán bộ học tại chức có nhiều người “chậm chạp, nói mãi không hiểu”, ông Tuấn nói.

Mặt khác, theo ông Tuấn, Nam Định không tuyển công chức hệ tại chức là vì tỉnh có nguồn nhân lực chất lượng cao. “Năm nào chúng tôi cũng nằm trong tốp đầu của cả nước về tỉ lệ học sinh giỏi. Bình quân mỗi năm Nam Định có 2 vạn học sinh thi vào các trường chuyên nghiệp, trên 1 vạn đỗ đại học chính quy, thử hỏi làm sao tại chức so sánh được”.

Cũng theo ông Tuấn, đây là việc đã được tỉnh ủy Nam Định bàn bạc kỹ và đã áp dụng trong thực tế gần 10 năm nay thông qua nghị quyết của Đảng bộ, “được người dân hoàn toàn ủng hộ”.

H.Long - T.Nguyễn

>> Hà Nội “nói không” với tại chức, dân lập
>> Học tại chức nhưng nhận bằng “chính quy”
>> Năm 2011 tập trung nâng chất lượng hệ tại chức
>> Giảm quy mô hệ tại chức để củng cố chất lượng
>> Không để tại chức thành “thứ phẩm”: Một chuẩn đầu ra
>> Không để tại chức thành “thứ phẩm”: Thế giới không phân biệt các loại hình đào tạo
>> Đừng để tại chức thành “thứ phẩm”: Đi lên từ không chính quy
>> Không để tại chức thành “thứ phẩm”: Lúng túng trong quản lý
>> Đừng để “tại chức” thành “thứ phẩm”!
>> “Cấm cửa” hệ tại chức là không công bằng
>> Thi tuyển sinh hệ tại chức: Đề thi chủ yếu trong chương trình lớp 12
>> Khi chồng dự “lớp tại chức gia đình”
>> Quy định điểm sàn cho tuyển sinh hệ tại chức
>> Thầy, trò thời... tại chức
>> Ý: Ông Prodi được yêu cầu tại chức

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.