Khi trái tim lạc nhịp

24/05/2013 07:55 GMT+7

Bạn có biết chỉ với một khối cơ có kích thước bằng một nắm tay người lớn, tim hoạt động bền bỉ liên tục trong hơn 70 năm đời người, đập khoảng 2,5 tỉ lần, bơm lượng dịch có thể chứa đầy một tòa nhà cao tầng, điều mà ngay cả máy bơm công nghệ cao tốt nhất cũng không thể làm được.

Trái tim - Tốt hơn máy bơm công nghệ cao

Bạn có biết chỉ với một khối cơ có kích thước bằng một nắm tay người lớn, tim hoạt động bền bỉ liên tục trong hơn 70 năm đời người, đập khoảng 2,5 tỉ lần, bơm lượng dịch có thể chứa đầy một tòa nhà cao tầng, điều mà ngay cả máy bơm công nghệ cao tốt nhất cũng không thể làm được.

Với một khối lượng công việc lớn như vậy, nếu có chút trục trặc, tim không thể bảo đảm việc cấp đầy đủ máu chứa ôxy và dưỡng chất cho các cơ quan của cơ thể, hoạt động bình thường của cơ thể sẽ bị ảnh hưởng. Nếu vì lý do gì mà tim ngừng việc bơm máu thì cơ thể sẽ ngừng hoạt động và có thể tử vong sau một khoảng thời gian ngắn.

Để điều khiển việc co bóp bơm máu, hệ thống điện tim sẽ nhịp nhàng truyền các xung điện đến hàng triệu tế bào tim, việc các tế bào tim đáp ứng lại các xung điện này tạo ra các cú co bóp của tim. Một trái tim khỏe mạnh có thể co bóp/đập với nhịp từ 70-100 lần trong một phút. 

Khi trái tim lạc nhịp - Loạn nhịp tim

Trái tim lạc nhịp - một khái niệm hết sức lãng mạn của giới nghệ sĩ, nhưng đối với y khoa, do hệ thống điện tim bị trục trặc gây ra, loạn nhịp tim - tim đập quá chậm hoặc quá nhanh, tùy theo mức độ, có thể làm bệnh nhân luôn bị mệt mỏi, giảm chất lượng sống, thường xuyên bị ngất hoặc tử vong.

Loạn nhịp chậm

Khi tim đập quá chậm, dưới 60 lần trên một phút ngay cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi. Bệnh nhân luôn mệt mỏi, choáng váng, chóng mặt do máu không được bơm đủ cho cơ thể nên cơ thể bị thiếu ôxy.

Máy tạo nhịp có thể được chỉ định để điều trị loạn nhịp chậm.

Loạn nhịp nhanh

Tim đập quá nhanh, trên 100 nhịp trong một phút ngay cả khi bệnh nhân nghỉ ngơi, làm cho các buồng tim không kịp làm đầy trước khi co bóp bơm máu. Việc cung cấp máu bị giảm, cơ thể thiếu ôxy làm bệnh nhân bị chóng mặt, choáng và thậm chí đột tử do ngưng tim.

Máy phá rung cấy trong ICD có thể được chỉ định để thực hiện các phương thức điều trị nhằm cứu sống bệnh nhân.

Suy tim

Ngoài việc đập quá nhanh hoặc quá chậm, tim cũng có thể đập không đều. Ví dụ một bên của tim có thể co bóp sớm hơn bên còn lại. Khi điều này xảy ra, máu và khí ôxy không được cung cấp đủ nhanh cho cơ thể và cơ chế bơm bắt đầu bị suy giảm.

Bác sĩ thường điều trị suy tim bằng thuốc tuy nhiên trong vài trường hợp một thiết bị đặc biệt, máy tái đồng bộ tim CRT có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị.

Máy tạo nhịp vĩnh viễn

Với kích cỡ nhỏ hơn 1/2 hộp thuốc lá, máy tạo nhịp tim là một thiết bị cấy trong cơ thể bệnh nhân, phát ra các xung điện kích thích tim khi máy nhận thấy tim đập quá chậm.

Mặt dù đây có vẻ như là khái niệm mới với một số người, nhưng máy tạo nhịp tim đã được phát minh và chế tạo từ năm 1958. Từ đó đến nay đã có hơn 2 triệu người nhận được lợi ích từ việc cấy máy tạo nhịp tim.

Trong lúc duy trì nhịp tim, máy còn có thể thu nhận các thông tin về tim và bác sĩ sẽ đọc và có những điều chỉnh phù hợp với tim bệnh nhân.

Máy tạo nhịp ngày nay có khả năng tự điều chỉnh nhịp để hỗ trợ phạm vi rộng các hoạt động vận động như đi bộ, chơi golf, bơi lội và hầu hết các hoạt động khác. Ngoài ra còn có loại máy tạo nhịp có thể tương thích với việc chụp cộng hưởng từ - MRI.

Sống chung với máy trợ tim

Sau ca cấy máy, bệnh nhân cần được nghỉ ngơi vài ngày hoặc vài tuần tùy thuộc vào từng người. Lúc đầu bệnh nhân sẽ cảm nhận máy trợ tim ở dưới da nhưng dần dần sẽ quen với sự hiện diện của nó.

Sau này bệnh nhân cần duy trì việc kiểm tra máy định kỳ tại bệnh viện để máy được điều chỉnh kịp thời khi có những thay đổi trong cơ thể và hệ thống máy.

Hầu hết các thiết bị gia dụng không gây hỏng hóc cho máy trợ tim. Bệnh nhân có thể sử dụng các thiết bị điện tử cần thiết như điện thoại di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, tivi, lò nướng, lò vi sóng…

Hầu hết các bệnh nhân đều có thể quay trở lại nếp sinh hoạt bình thường sau khi được đặt máy trợ tim. Thật ra, bệnh nhân sẽ có một đời sống lâu hơn, hữu ích hơn, hạnh phúc hơn và khỏe mạnh hơn.

Về hãng St. Jude Medical

Thành lập năm 1976 tại St. Paul, Minnesota, Hoa Kỳ. Được tạp chí FORTUNE của Hoa Kỳ công nhận là một trong Những Công Ty Đáng Khâm Phục Nhất Của Hoa Kỳ trong 6 năm liên tiếp và đến năm 2010 được đưa vào danh sách FORTUNE 500. (FORTUNE là tạp chí về kinh doanh hàng đầu trên thế giới)

Là nhà sản xuất dụng cụ y tế hàng đầu tại Mỹ, St. Jude Medical đã không ngừng nghiên cứu và sở hữu các bằng phát minh quan trọng để tạo ra các máy tạo nhịp có khả năng tự động tốt nhất, thời gian hoạt động dài nhất, kích thước nhỏ nhất, luôn dẫn đầu về chất lượng trên toàn thế giới.

Các sản phẩm nổi bật đã được giới thiệu tại Việt Nam 


Máy tạo nhịp cao cấp tương thích chụp cộng hưởng từ MRI, cho phép chụp toàn thân với năng lượng RF cao 4W/kg - Accent MRI


Máy ICD có mức năng lượng shock cao nhất hiện nay, 40J - Fortify


Máy ICD kích cỡ nhỏ nhất thế giới - Ellipse


Máy phá rung tái đồng bộ tim với điện cực thất trái bốn cực đầu tiên trên thế giới - Unify Quadra

NHÀ PHN PHỐI SẢN PHẨM:

CTY TNHH TM TM HỢP

Trụ sở chính: 139/4 Bạch Đằng, P.15, Q Bình Thạnh. TP.HCM

Chi nhánh làm việc: 570/1 Đường 3/2, P.14, Q.10, TP.HCM

 Điện thoại: 08-38688588 - 38688589; Fax: 08-38688590

Email: tamhop@tamhop.vn
Website: http://www.tamhop.vn/

THÔNG TIN DỊCH VỤ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.