Lo mất một kênh giám sát khi “bỏ” HĐND huyện, quận, phường

13/05/2013 17:26 GMT+7

(TNO) Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri Q.Ba Đình do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì chiều nay 13.5, nhiều cử tri đề nghị xem xét lại đề xuất không tổ chức HĐND huyện, quận, phường vì cho rằng nếu “bỏ” HĐND cấp này là bỏ đi một kênh giám sát quan trọng của dân.

(TNO) Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri Q.Ba Đình (TP.Hà Nội) do Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì chiều nay 13.5, nhiều cử tri đề nghị xem xét lại đề xuất không tổ chức HĐND huyện, quận, phường vì cho rằng nếu “bỏ” HĐND cấp này là bỏ đi một kênh giám sát quan trọng của dân.

>> Hết sức cân nhắc việc bỏ HĐND cấp huyện
>> Chưa đủ thuyết phục để bỏ HĐND huyện, quận, phường
>> Chưa thể kết luận việc bỏ HĐND huyện, quận, phường
>> Thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường: Tiết kiệm được ngân sách
>> Nên trưng cầu dân ý việc “bỏ” HĐND huyện, quận, phường
>> Giảm khiếu nại nhờ “bỏ” HĐND huyện, quận, phường
>> Đề nghị thí điểm bỏ HĐND quận, huyện tại 10 tỉnh thành

Theo cử tri Trần Hiền Thuận, P.Quán Thánh, cử tri rất bức xúc và thắc mắc vì Quốc hội (QH) đã cho một số địa phương thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường. Các ý kiến được đăng tải trên báo chí về vấn đề này cũng đang có những xung đột về quan điểm.

“Báo Người đại biểu nhân dân đăng ý kiến cơ quan nội vụ đi khảo sát cho thấy, nơi thí điểm bỏ HĐND huyện, quận, phường thì có hơn 70% đồng tình bỏ HĐND cấp này, nơi chưa bỏ thì 70% đồng tình, vậy nếu bỏ thì nhân dân làm chủ bằng cách nào, người đưa ra đề xuất này có mục đích gì? Bỏ thì có trái với luật tổ chức HĐND và trái với Hiến pháp hiện hành hay không?”, cử tri này đặt câu hỏi.

Phản ánh thêm tâm tư lo lắng của những cán bộ đang làm ĐB HĐND cấp huyện, quận, phường và nói họ đang phấp phỏng chờ “tuyên án” về việc bỏ hay không bỏ HĐND cấp này, ông Thuận nêu quan điểm: “Người muốn bỏ HĐND cấp này là những người bị giám sát, còn nhân dân không muốn bỏ”.

Cử tri Vũ Hiền, P.Liễu Giai cũng đề nghị cho giữ nguyên HĐND cấp quận, huyện, xã phường vì cho rằng, nếu bỏ HĐND cấp này là “thu hẹp quyền giám sát của cử tri”.

Trước kiến nghị trên của cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ: Đúng là trong Hiến pháp 1992 quy định chính quyền phải có đủ cả 4 cấp. Vì vậy, nếu không làm thí điểm mà không tổ chức HĐND huyện, quận, phường ngay là vi phạm Hiến pháp.

Cũng theo Tổng bí thư, việc có cần thiết tổ chức HĐND cấp này hay không đã được đặt ra cách đây vài chục năm và để có cơ sở đưa ra quyết định, cách đây hơn 2 năm Quốc hội đã ban hành Nghị quyết cho phép làm thí điểm ở một số tỉnh, thành, cho đến bây giờ đang tiến hành tổng kết.

Liên quan đến vấn đề này, vừa rồi Hội nghị T.Ư 7 cũng đã bàn việc hệ thống chính trị có nên có cấp HĐND này không, hiện vẫn còn 2 loại ý kiến khác nhau, một loại ý kiến cho rằng nên bỏ vì thấy như vậy không vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, loại ý kiến khác lại đề nghị không nên. “Chính vì vậy trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 lần này còn để câu mở, tức là tổ chức HĐND sau này giao luật quy định cụ thể”, Tổng bí thư nói.

Bảo Cầm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.