Chất vấn về đề án 10.800 tỉ đồng xây nhà hát, rạp chiếu phim

26/04/2013 20:25 GMT+7

(TNO) Hôm nay 26.4, Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch (VH-TT-DL) đã có phiên giải trình về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trước Ủy ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

>> 5 tỉ đồng cải tạo nhà hát ngoài trời ở Hội An
>> Nhà hát sẽ làm đẹp thêm công viên 23.9
>> Xây dựng nhà hát trong công viên 23.9
>> Bao giờ có nhà hát xứng tầm ?
>> Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển đảo Việt Nam”
>> Triển lãm tranh có một không hai ở Nghĩa trang Trường Sơn
>> Triển lãm ảnh “ Đồng Nai hướng về biển đảo”

nhà hát
Rạp chiếu phim xây mới có được sử dụng đúng mục đích? - Ảnh: T.L

Bộ trưởng Bộ VH-TT-DL Hoàng Tuấn Anh cho biết về kế hoạch quy hoạch xây dựng mới các công trình văn hóa lên tới 10.800 tỉ đồng. Đại biểu Đàm Thị Mỹ Hương đưa ra ý kiến chất vấn: “Dựa trên cơ sở nào để xây dựng đề án này. Bởi trên thực tế nhiều công trình bị chuyển mục đích sử dụng”.

Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh cho hay: “Hiện nay có 180 đơn vị nghệ thuật trên cả nước. Riêng các đơn vị nghệ thuật T.Ư còn 5 đơn vị chưa có nhà hát, mới có nơi luyện tập. Các đơn vị có nhà hát rồi thì số lượng ghế thấp, liên tục xuống cấp. Ví dụ các đơn vị như kịch nói, cải lương, giao hưởng, nhạc vũ kịch… vẫn phải đi mượn địa điểm. Rạp chiếu phim cũng còn hạn chế. Nhà triển lãm văn hóa nghệ thuật thuộc Bộ mới có một…”.

Ông Tuấn Anh cung cấp thêm về kế hoạch cụ thể số lượng nhà hát xây mới là 51, nâng cấp 20, rạp chiếu phim xây mới 57, nâng cấp 49, nhà triển lãm xây mới 66. Tổng số vốn từ nay tới năm 2020 là 10.800 tỉ đồng, trong đó ngân sách của nhà nước là 6.500 tỉ còn lại sẽ huy động từ các nguồn khác. Bộ trưởng cũng cho rằng, các công trình cần có quỹ đất lớn, đáp ứng nhu cầu hoạt động.

Đại biểu Đàm Thị Mỹ Hương tiếp tục đưa ra các ví dụ về các thiết chế văn hóa bị thay đổi mục đích sử dụng như rạp Đông Đô thành nhà hàng, rạp Kinh Đô thành cửa hàng bán điện tử, rạp Long Biên bỏ hoang… Bà đặt câu hỏi: Liệu có yếu tố lợi nhuận cá nhân, hay lợi ích nhóm trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng?

Bộ trưởng cho biết, Bộ phản ứng trước việc chuyển đổi mục đích sử dụng thành chỗ bán hàng, nhà hàng, hoặc bỏ hoang như vậy.

Đại biểu băn khoăn, nếu các rạp chiếu, nhà hát, trung tâm triển lãm cần có quỹ đất lớn, thì liệu có thể xây dựng được ở trung tâm thành phố hay phải ra ngoại ô. Nếu như vậy, liệu có khán giả không? Bộ trưởng cho rằng, việc này Bộ VH-TT-DL không thể quyết được. Đây là việc thuộc về quy hoạch của các địa phương.

Nghệ sĩ Văn Hiệp được xét tặng NSƯT

Trong phiên họp, nhiều đại biểu chất vấn về những bất cập trong cơ chế “xin - cho” trong việc phong tặng danh hiệu nghệ sĩ.

Bộ trưởng cho biết, đã có trình tự xét thưởng. Riêng trường hợp mới đây là nghệ nhân Hà Thị Cầu và nghệ sĩ Văn Hiệp được xét đặc cách.

“Bên cạnh các tiêu chuẩn chung cũng phải có những đặc cách, nhưng không phải cái nào đặc cách cũng được. Mong các vị hết sức thông cảm”, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh nói.

Chế tài để xử lý ăn mặc phản cảm

Đại biểu Phạm Tất Thắng bày tỏ, dư luận vừa qua bức xúc về sự xuất hiện của các người mẫu, diễn viên tại những nơi công cộng trong trang phục xuyên thấu phản cảm, chẳng hạn như Diệp Lâm Anh, Hồng Quế. Bộ cần có chế tài trong vấn đề này.

Bộ trưởng cho rằng, vấn đề này có nhiều lỗi, thứ nhất là do anh cấp phép chương trình, thứ hai đơn vị tổ chức (trong trường hợp Diệp Lâm Anh là như vậy, thứ ba là lỗi của chính cá nhân đó. Ông thừa nhận, công tác kiểm tra còn yếu.

Bộ trưởng cho rằng việc giáo dục đạo đức cho người mẫu, diễn viên là một mặt, mặt khác xử phạt nghiêm minh cũng là biện pháp giáo dục họ.

Minh Ngọc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.