Hải cảng xưa nhất

22/04/2013 03:15 GMT+7

Với niên đại hơn 4.500 năm, bến cảng được các nhà khảo cổ tìm thấy bên bờ Hồng Hải được cho là lâu đời nhất thế giới.

Bến cảng này có từ thời Pharaoh Khufu triều đại thứ tư. Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khảo cổ người Pháp tin rằng đó là hải cảng thương mại quan trọng nhất của Ai Cập cổ đại, được sử dụng để xuất khẩu đồng và các khoáng chất khác từ bán đảo Sinai. Bến cảng được xây dựng bên bờ Hồng Hải thuộc khu vực al-Jart Wadi, cách kênh đào Suez 112 dặm về phía nam. Cùng với phát hiện này, người ta cũng tìm thấy khoảng 40 mảnh giấy cói cổ đại ghi lại các chi tiết thú vị về đời sống cổ xưa của người Ai Cập vào năm 2566 trước Công nguyên.

 Hải cảng xưa nhất

Nó bao gồm chi tiết về thỏa thuận cung cấp bánh mì và bia cho người lao động tại bến cảng. Bộ trưởng cổ vật Ai Cập nói rằng đó là bản giấy cói lâu đời nhất được tìm thấy ở Ai Cập. Theo Daily Mail, một bản giấy cói khác nói về hoạt động của một quan chức có tên Merrer, người tham gia xây dựng kim tự tháp Giza, ngôi mộ của Khufu.

Tạ Xuân Quan

>> Khai quật mộ cổ Ai Cập 3.000 năm
>> Giải mã kỳ án 3.000 năm của Ai Cập
>> Nhà khảo cổ học Đỗ Văn Ninh qua đời

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.