Trường Quốc tế nào cho con ? - Kỳ 5: Những “giờ học không bảng”và “lớp học không tường”

09/04/2013 06:05 GMT+7

Ở trường quốc tế Canada, mỗi ngày, mỗi tuần luôn tràn ngập các sự kiện cùng các hoạt động học tập vui tươi, lôi cuốn và đầy sáng tạo. Ở đó có những tiết học đặc biệt và những lớp học thật hấp dẫn mà không một học sinh nào muốn bỏ qua…

Bảo tàng tượng sáp (Wax Museum)

Triển lãm Bảo tàng tượng sáp “sống” là một hoạt động thường niên của CIS nhằm tạo cơ hội cho học sinh bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình với những người nổi tiếng mà các em yêu mến và mong muốn học tập.

 Học sinh lớp 4 của trường quốc tế Canada hóa thân thành những gương mặt kiệt xuất của thế giới: Marie Curie,  Napoleon Bonaparte, Albert Einstein… tại triển lãm Bảo tàng tượng sáp
Học sinh lớp 4 của trường quốc tế Canada hóa thân thành những gương mặt
kiệt xuất của thế giới: Marie Curie,  Napoleon Bonaparte, Albert Einstein…
tại triển lãm Bảo tàng tượng sáp - Ảnh: Lê Phán

Ngoài những hình ảnh, tư liệu do học sinh tự  sưu tầm và trình bày tại “gian hàng” của mình, các em còn hóa trang để đóng vai nhân vật mình ái mộ và trực tiếp đứng thuyết minh cho khách tham quan hiểu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của những nhân vật này, từ lãnh tụ Hồ Chí Minh của Việt Nam; các nhà khoa học nổi tiếng thế giới như Marie Curie, Albert Einstein; các chính khách lừng lẫy như Abraham

Lincoln, Barack Obama… cho đến những con người giàu lòng nhân ái và vượt lên số phận như Mẹ Teresa hay Helene Keller.

Những giờ học trực quan sinh động

Mời bạn đến tham dự một giờ học về lịch sử phát triển của Canana - một liên bang gồm 10 tỉnh bang và 3 vùng lãnh thổ thuộc Bắc Mỹ. Ngay trong giờ học này, các học sinh CIS tái hiện hình ảnh hội nghị thành lập liên bang với đầy đủ cờ và quốc huy của các tỉnh bang cùng với tiểu sử và chân dung thủ lĩnh của các tỉnh bang. Trên bàn đại biểu, các thủ lĩnh do học sinh đóng vai, bên dưới khán phòng là các học sinh khác tượng trưng cho công dân của các tỉnh bang tham gia hội nghị để biểu quyết vấn đề thành lập liên bang.

Trong một giờ học khác về lịch sử Ai Cập cổ đại của học sinh lớp 11,  một người lạ bước vào lớp học này hẳn sẽ phải giật mình trước hình ảnh những xác ướp la liệt đang được trưng bày nơi đây. Đó là những “tác phẩm” đầy tính sáng tạo của học sinh mà qua đó các em có thể hình dung cụ thể hơn về một giai đoạn quan trọng trong lịch sử Ai Cập cổ đại.

Những giờ học trực quan, sống động như vậy đã trở nên rất quen thuộc với thầy trò tại CIS và không chỉ  ở một vài môn mà là trong hầu hết tất cả các môn học. 

Hội chợ khoa học (Science Fair) và Hội chợ toán học (Math Fair)

Hôi chợ khoa học thường niên tại CIS luôn là một sân chơi hấp dẫn cho các học sinh thỏa sức thể hiện niềm đam mê khoa học. Các “nhà khoa học” tương lai trực tiếp đứng bên cạnh gian hàng của mình để thuyết trình về đề tài nghiên cứu thực hiện và chứng minh cho các kết luận của mình bằng những thí nghiệm cụ thể.

Một hội chợ khác cũng độc đáo và không kém hấp dẫn đối với học sinh CIS, đó là hội chợ toán học do các em học sinh tự thực hiện và viết thuyết minh. Tại đây, khách tham quan có thể tìm hiểu về lịch sử toán học từ cổ chí kim, làm quen với sự kỳ diệu của các con số, phát hiện nhiều sự vận dụng kỳ thú và đa dạng của toán học trong đời sống…

Triển lãm nghệ thuật “Art for Action” 

Vào mỗi cuối năm học, cộng đồng CIS luôn phấn khích với một sự kiện nghệ thuật quan trọng nhất trong năm, đó là đêm hội nghệ thuật với chủ đề: “Art for Action”. Đó là một đêm hội nghệ thuật đúng nghĩa với hàng trăm bức tranh đủ màu sắc và các tác phẩm mỹ thuật, điêu khắc các loại của học sinh tất cả các cấp được đưa ra trưng bày một cách trang trọng. Trong các khán phòng khác, khách tham dự sẽ được đắm mình vào không gian âm nhạc hoặc hào hứng dõi theo những vở kịch đậm chất nghệ thuật được các học sinh tự dàn dựng và biểu diễn.

Các chuyến dã ngoại (fieldtrip)

Các chuyến đi dã ngoại (fieldtrip) - dành cho những giờ học ngoài lớp học  -  luôn là hoạt động được học sinh quan tâm nhất. Các giáo viên CIS gọi đây là những “lớp học không tường”. Từ những chuyến đi và thông qua  những “lớp học không tường”   này,  học sinh không chỉ được mở mang kiến thức bằng một phương cách thú vị và sinh động mà còn được tiếp thu những bài học về giáo dục tính cách, lồng ghép với những kiến thức thực tiễn về kỹ năng sống mà học sinh khó có cơ hội trải nghiệm được khi chỉ ngồi trong các lớp học ở trường.

Hoàng Ngân

>> Trường quốc tế nào cho con ? - Kỳ 4: Để trẻ mê đọc sách
>> Trường quốc tế nào cho con? - Kỳ 3: Mô hình năng động về giáo dục nhân cách cho trẻ
>> Trường quốc tế nào cho con? - Kỳ 2: Khi sản phẩm là con người
>> Trường quốc tế nào cho con? - Kỳ 1: Đường đến đại học
>> Dưới 5 tuổi không được học trường quốc tế
>> Học sinh trường quốc tế vẫn được thi ĐH
>> Trường quốc tế Úc phát động cuộc thi “viết truyện ngắn Hoa Sen”

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.