Lá chắn tên lửa tại Đông Bắc Á

09/04/2013 03:20 GMT+7

Giữa lúc căng thẳng ngày càng leo thang ở Đông Bắc Á, không ngạc nhiên khi nhiều lá chắn tên lửa hiện diện tại đây.

Bán đảo Triều Tiên đang ngày càng tăng nhiệt trước những động thái bị đánh giá là khiêu khích của chính quyền Bình Nhưỡng. Trong khi đó, chẳng như những lần trước, Mỹ cùng đồng minh giờ đây không ngại “lên gân” trước những tuyên bố leo thang của CHDCND Triều Tiên. Lầu Năm Góc tự tin tuyên bố rằng các hệ thống phòng thủ tên lửa của mình đủ sức bắn hạ tên lửa bên trong và bên ngoài khí quyển. Và tất cả sẽ hoàn tất trong vòng vài tuần nữa.

 Các tàu khu trục Mỹ được trang bị Aegis đã đổ đến tây Thái Bình Dương
Các tàu khu trục Mỹ được trang bị Aegis đã đổ đến tây Thái Bình Dương - Ảnh: U.S Navy

THAAD

 

Tướng Hàn - Mỹ cố thủ Seoul

AP dẫn lời Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey cho hay tướng James Thurman, tư lệnh của lực lượng gồm 28.000 quân Mỹ tại Hàn Quốc, sẽ tiếp tục ở lại Seoul đề phòng tình huống bất ngờ. Theo đó, tướng Thurman đã đề nghị dời cuộc điều trần trước Ủy ban Quân vụ thượng và hạ viện để túc trực tại bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, tướng Jung Seung-jo, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng Hàn Quốc, cũng quyết định hủy chuyến công du đến Washington vào giữa tháng 4.

Về phần mình, KCNA thông báo chính quyền Bình Nhưỡng đã rút 51.000 nhân viên khỏi khu công nghiệp chung Kaesong, sau khi Hàn Quốc đang cảnh báo về khả năng miền Bắc tiến hành phóng thử tên lửa, có thể là Mudusan, trong vài ngày tới.

H.G

Mới đây nhất, Lầu Năm Góc quyết định triển khai trước thời hạn đến 2 năm đối với hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân đến Guam, lãnh thổ của Mỹ tại Thái Bình Dương, sau khi Bình Nhưỡng đưa ra tuyên bố đầy đe dọa. Theo AFP, trong vài ngày tới, hệ thống Phòng thủ tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) sẽ được đưa đến Guam, nơi chỉ cách Triều Tiên khoảng 3.380 km về hướng đông nam.

THAAD là hệ thống bao gồm bệ phóng trên xe tải, mỗi chiếc có 8 ống phóng, cùng các tên lửa đánh chặn và radar dò mục tiêu AN/TPY-2. THAAD có khả năng bắn hạ các tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung, trong giai đoạn giữa cuối và cuối của hành trình. Hệ thống này có thể hủy diệt tên lửa đối phương ở tầm bắn 200 km và ở cao độ 150 km, thường dùng để bảo vệ những nơi trọng yếu về chiến lược hoặc chiến thuật như sân bay hoặc khu dân cư đông đúc. Đài ABC dẫn lời ông Mark Borthwick, Giám đốc Hội đồng châu Á - Thái Bình Dương tại Washington, nhận xét rằng việc lần đầu tiên triển khai THAAD vào thực chiến tại Guam đã gửi một thông điệp mạnh mẽ cho các đồng minh tại Đông Á của Mỹ rằng Lầu Năm Góc đang nghiêm túc xem xét những mối đe dọa từ Triều Tiên.

Aegis

Kế đến là hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis (ABMD) cho phép các tàu chiến bắn hạ tên lửa đạn đạo của đối phương khi đang trên không gian. Theo đó, các tên lửa sẽ phá hủy những hỏa tiễn đối phương trước khi chúng quay lại bầu khí quyển. Nhờ đó, các tên lửa tấn công bị ngăn chặn trước khi chúng có thể gây nên tổn hại nào cho những cơ sở trên mặt đất. Hiện tại, hải quân Mỹ, Hàn Quốc và Lực lượng Phòng vệ bờ biển của Nhật Bản đều sở hữu nhiều tàu khu trục được trang bị hệ thống Aegis. Theo trang tin Defense-Update, Mỹ đang duy trì ít nhất 3 tàu khu trục Aegis trong khu vực, gồm tàu USS John McCain, USS Decatur và USS Fitzgerald. Trong đó, USS John McCain thuộc nhóm tàu khu trục mạnh nhất của nước này. Cả 3 chiến hạm đều thuộc lớp Arleigh Burke, có thể mang theo 90 hỏa tiễn, bao gồm tên lửa hành trình Tomahawk.

Patriot

 Hệ thống THAAD
Hệ thống THAAD - Ảnh: Federation of America Scientists

Trong khi đó, Patriot là hệ thống tên lửa đất đối không hiện đại chuyên dùng để bắn hạ máy bay, tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo. Nó đóng vai trò là lớp thứ 3 trong lá chắn phòng thủ, thường dùng để đánh chặn vũ khí ở tầm gần. Các phần chủ chốt của hệ thống này gồm radar, trung tâm điều khiển và bệ phóng trên xe tải. Mỗi bệ phóng có từ 4 - 16 ống phóng. Cả Hàn Quốc lẫn Nhật Bản đều sở hữu hệ thống Patriot do Mỹ cung cấp. Cụ thể, Hàn Quốc đang xây dựng một hệ thống phức tạp với các trụ đánh chặn trên đất liền và trên biển, radar và các hệ thống kiểm soát. Chính quyền Tokyo cũng sở hữu các đơn vị PAC 3, radar cảnh báo sớm và các hệ thống ra lệnh - kiểm soát phức tạp.

Các lá chắn đang được điều động

Nhật Bản: Hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3, tàu chiến trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.

Hàn Quốc: Hệ thống phòng thủ PAC-2, tàu chiến trang bị Aegis.

Đảo Guam: THAAD chuẩn bị được triển khai.

Vùng biển quốc tế: Các tàu USS John McCain, USS Decatur, USS Fitzgerald được trang bị hệ thống Aegis đều đã hiện diện tại tây Thái Bình Dương.

H.G

Thụy Miên

>> Trùng điệp lá chắn tên lửa
>> Lá chắn tên lửa Mỹ - Hàn “không tương thích”
>> Mỹ nói Triều Tiên phải chủ động hạ nhiệt căng thẳng
>> Tổng thống Putin: Xung đột Triều Tiên sẽ tồi tệ hơn Chernobyl
>> Triều Tiên rút hết công nhân, đóng cửa Kaesong
>> Báo Triều Tiên tăng cường đưa tin kinh tế
>> Đài NHK: Triều Tiên lại dọa tấn công bằng tên lửa vào Nhật
>> Mỹ - Hàn lập kế hoạch “phản khiêu khích” Triều Tiên
>> Triều Tiên chuẩn bị thử hạt nhân lần 4?
>> Triều Tiên có thể sắp phóng tên lửa
>> Nhật Bản ra lệnh bắn hạ tên lửa Triều Tiên
>> Trung Quốc “ngầm” cảnh cáo đồng minh Triều Tiên
>> Đức triệu tập đại sứ Triều Tiên
>> Giới ngoại giao phớt lờ khuyến cáo sơ tán của Triều Tiên
>> Mỹ triển khai máy bay do thám Triều Tiên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.