Việt Nam có lợi thế giao thương thuận lợi

28/03/2013 21:35 GMT+7

(TNO) Ngày 28.3, Ngân hàng HSBC công bố báo cáo kết nối giao thương, tổng quan về thương mại thế giới và cơ hội cho các doanh nghiệp quốc tế. Năm vừa qua, các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu một cách xuất sắc.

(TNO) Ngày 28.3, Ngân hàng HSBC công bố báo cáo kết nối giao thương, tổng quan về thương mại thế giới và cơ hội cho các doanh nghiệp quốc tế. Năm vừa qua, các ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam đã vượt qua suy thoái kinh tế toàn cầu một cách xuất sắc.

Xuất khẩu hàng hóa tăng khoảng 20% trong năm 2012. Đến năm 2030, Trung Quốc sẽ trở thành đối tác xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam khi xu hướng giao thương nội vùng châu Á tăng. Tuy nhiên, vào năm 2030, Mỹ và Nhật Bản vẫn nằm trong danh sách ba đối tác xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Chiếm tỷ trọng lớn về xuất khẩu là các ngành quần áo và may mặc, dệt may và sản xuất gỗ và thiết bị viễn thông.

Việt Nam có vị trí thuận lợi để tận dụng được lợi thế không thể tranh cãi của khu vực châu Á đang nổi, đó là khu vực giao thương năng động nhất trên thế giới. Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, Bangladesh và Hàn Quốc sẽ nằm trong số 10 thị trường xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất của Việt Nam trong 20 năm tới.

Cùng với tăng trưởng xuất khẩu, Việt Nam cũng sẽ trở thành một nước nhập khẩu lớn, vừa nhập khẩu nguyên liệu sản xuất để đáp ứng nhu cầu hạ tầng cơ sở lớn của mình vừa nhập khẩu hàng tiêu dùng để đáp ứng thị trường tiêu dùng đang gia tăng.

Thanh Xuân

>> Thị trường xuất khẩu lao động ngày càng bất ổn
>> Nguy cơ mất nhiều thị trường xuất khẩu lao động
>> Xuất khẩu game sang Nhật
>> Thị trường phân đạm: Nóng cạnh tranh, tăng xuất khẩu
>> Xuất khẩu thủy sản giảm 31%
>> Tận thu cát nhiễm mặn để xuất khẩu
>> Siết chặt chất lượng cá tra xuất khẩu
>> Thái Lan giảm xuất khẩu vì tăng giá lúa quá cao
>> Xuất khẩu thủy sản quý 1/2013 giảm 13%

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.