Đề xuất mô hình “Bảo tàng sinh thái lịch sử” ở Huế

28/03/2013 21:31 GMT+7

(TNO) Chiều 28.3, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Đại học Waseda (Nhật Bản), Đại học California (Mỹ), Viện quy hoạch tỉnh Thừa Thiên-Huế và Trường ĐH Khoa học Huế tổ chức hội thảo tập huấn quốc tế về kế hoạch quản lý di sản Huế và phát triển bền vững bảo tàng sinh thái lịch sử ở lưu vực sông Hương.

(TNO) Chiều 28.3, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế phối hợp với Đại học Waseda (Nhật Bản), Đại học California (Mỹ), Viện quy hoạch tỉnh Thừa Thiên-Huế và Trường ĐH Khoa học Huế tổ chức hội thảo tập huấn quốc tế về kế hoạch quản lý di sản Huế và phát triển bền vững bảo tàng sinh thái lịch sử ở lưu vực sông Hương.

Tại hội thảo, nhiều giả thuyết đề xuất mô hình “Bảo tàng sinh thái lịch sử lưu vực sông Hương” đã được đưa ra.

Theo các chuyên gia, Huế phát triển không thể tách rời nguyên lý “sơn-thủy”; vùng biển Thuận An, đầm phá Tam Giang cần có sự tái cấu trúc cơ sở hạ tầng theo hướng linh hoạt thay cho kiên cố như hiện tại; chuyển vùng đất gần đầm phá thành đất ngập nước để thích nghi với biến đổi khí hậu; phát triển phương tiện giao thông đa phương thức, trong đó khuyến khích việc đi xe đạp và đi bộ; đời sống dân cư và sự phát triển kinh tế không tách rời sự cộng sinh với các con sông…

 Ngư dân vùng đầm phá Tam Giang - thành phần được quan tâm đặc biệt khi xây dựng “Bảo tàng sinh thái lịch sử lưu vực sông Hương”
Ngư dân vùng đầm phá Tam Giang - thành phần được quan tâm đặc biệt khi
xây dựng “Bảo tàng sinh thái lịch sử lưu vực sông Hương”

Theo GS Satoh Shigeru (Đại học Waseda, Nhật Bản), Huế có nhiều ưu điểm mà các thành phố châu Á khác không có được, nên Huế có thể trở thành một mô hình cho các thành phố châu Á.

Còn ông Naoaki Furukawa (Đại học Waseda) thì nhấn mạnh Huế là thành phố có sự cộng sinh nhiều yếu tố, do vậy không chỉ chú trọng việc bảo tồn, tôn tạo những di sản dọc sông Hương mà còn cần chú trọng đến sinh kế và chất lượng sống của người dân vùng lưu vực.

Chiến lược toàn diện thiết kế đô thị và quy hoạch vùng nhằm thiết lập kế hoạch quản lý di sản Huế và phát triển bền vững bảo tàng sinh thái lịch sử ở lưu vực sông Hương đã được Thừa Thiên-Huế thực hiện từ nhiều năm qua. Chiến lược này cùng những bộ tiêu chí cụ thể sẽ được lãnh đạo Thừa Thiên-Huế đệ trình UNESCO khi hội đủ điều kiện.

Tin; ảnh: Gia Tân

>> Học lịch sử ở bảo tàng
>> Bất cập ở Bảo tàng Điện Bàn
>> Bảo tàng nhỏ, tầm nhìn lớn
>> “Phủ sóng” bảo tàng
>> Lãng phí bảo tàng
>> Lãng phí bảo tàng - Kỳ 2: “Vô hồn” vì thiếu tính nhân văn
>> Lãng phí bảo tàng - Kỳ 3: Lười trưng bày chuyên đề
>> Lãng phí bảo tàng - Kỳ 4: Hiến kế “đánh thức” hiện vật

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.