Kiến nghị dân bầu trực tiếp Chủ tịch nước

23/03/2013 10:14 GMT+7

(TNO) Đây là một trong những nội dung góp ý của các cơ quan thuộc Văn phòng Quốc hội (VPQH) được nêu trong dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến góp ý về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 .

>> Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cần bổ sung quyền mưu cầu hạnh phúc
>> Góp ý sửa đổi hiến pháp: Chăm lo toàn diện cho thanh thiếu nhi
>> Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cần có điều riêng về thanh niên
>> Góp ý sửa đổi Hiến pháp: Cần quan tâm đến giáo dục và y tế

Bản dự thảo tổng hợp ý kiến góp ý bằng văn bản của các cá nhân thuộc các đơn vị của VPQH được cung cấp tại Hội nghị góp ý sửa đổi Hiến pháp do VPQH tổ chức sáng nay (23.3) tại Hà Nội.

Báo cáo cho thấy khi góp ý về Điều 6 của Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (Dự thảo), các ý kiến góp ý cho rằng việc bổ sung nội dung mới “nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức dân chủ trực tiếp” là phù hợp, vì việc thực hiện quyền lực nhà nước của nhân dân theo quy định của Hiến pháp hiện hành bằng hình thức dân chủ đại diện (thông qua QH, HĐND) là chưa đầy đủ.

 
Các đại biểu tai kỳ hp th 3, QH khóa 13 - nh: Ngc Thng

“Trong quá trình hoạch định chính sách, vẫn có tình trạng một số đại biểu dân cử bị chi phối bởi lợi ích nhóm nên quyền lợi của nhân dân chưa được quan tâm, nguyện vọng của nhân dân chưa được phản ánh đầy đủ”, báo cáo nêu.

Các ý kiến góp ý cũng đề nghị quy định cụ thể hơn về hình thức thể hiện “dân chủ trực tiếp” và “dân chủ đại diện” và cho rằng, để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua dân chủ trực tiếp, nhất thiết phải có cơ chế cho nhân dân tham dự trực tiếp vào tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước. Trước mắt đề nghị đưa ra nhân dân bầu cử trực tiếp chức danh Chủ tịch nước thay vì bầu thông qua QH như Dự thảo quy định.

Liên quan đến thực hiện quyền dân chủ trực tiếp, nhiều ý kiến đề nghị bổ sung quy định về “quyền phúc quyết của nhân dân” đối với Hiến pháp, như Điều 70 của Hiến pháp 1946, đồng thời xác lập nguyên tắc hoặc quy định rõ các vấn đề trọng đại nhất thiết phải đưa ra cho nhân dân phúc quyết.

“Đây là cơ sở tiến tới xây dựng một đạo luật quy định cụ thể cách thức, trình tự, thủ tục thực hiện quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân”, nhóm ý kiến này biện giải.

Không nên “siết chặt” hơn quy định về quyền con người

Về quyền con người, báo cáo cho hay có 17 đơn vị góp ý, cơ bản tán thành với quy định tại Dự thảo, nhưng đề xuất chỉnh lý, bổ sung một số quy định - như: bổ sung quy định về quyền xác định lại giới tính, được thừa nhận giới tính đối với trường hợp sinh ra có khiếm khuyết về sinh học và đã tiến hành chuyển đổi giới tính - để điều chỉnh các vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn.

Các góp ý cũng đề nghị cân nhắc việc bổ sung quyền được chết của con người trong một số trường hợp đặc thù, bởi thực tế hiện nay, người mắc bệnh hiểm nghèo do không muốn làm phiền thân nhân và giảm đau đớn cho bản thân nên có nhu cầu kết thúc cuộc sống của mình.

Ngoài ra, các ý kiến đề nghị xem xét lại quy định “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể giới hạn trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức, sức khỏe cộng đồng” vì một trong những đặc tính của quyền con người là tính bất khả xâm phạm. Quy định này vô hình trung “siết chặt” hơn quy định về quyền con người và quyền công dân; việc bổ sung có thể “lợi bất cập hại”, dễ gây suy diễn, hiểu lầm và dễ làm phức tạp thêm vấn đề đấu tranh nhân quyền hiện nay.

Bảo Cầm

>> Tiêu hủy 83.369 phôi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bị hỏng
>> Đặc phái viên nhân quyền Đức kết thúc thăm Việt Nam
>> ASEAN thông qua Tuyên bố Nhân quyền
>> TPHCM: Đến 30.6.2013 cơ bản cấp xong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
>> Cách mạng hiến pháp ở Zimbabwe
>> Cần thêm Tổ chức luật sư vào Hiến pháp
>> Thanh niên Tây nguyên góp ý sửa đổi Hiến pháp
>> Dân Hungary biểu tình phản đối hiến pháp mới
>> HĐND tỉnh Cà Mau góp ý sửa đổi Hiến pháp
>> Góp ý sửa đổi hiến pháp: Lắng nghe dân cho đến khi Quốc hội giơ tay biểu quyết
>> Đề nghị giữ lại điều 66 Hiến pháp 1992
>> Mong muốn có điều về thanh niên trong Hiến pháp sửa đổi
>> Hiến pháp sửa đổi không thể thiếu nội dung về thanh niên
>> Thành viên MTTQ góp ý Điều 4 dự thảo Hiến pháp
>> Hải Phòng góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992
>> Dự thảo Hiến pháp sửa đổi “thiếu vắng” nội dung về thanh niên
>> Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết góp ý Điều 4 Hiến pháp sửa đổi
>> Liên hiệp Phụ nữ thảo luận dự thảo sửa đổi hiến pháp
>> Hội đồng Dân tộc góp ý dự thảo sửa đổi Hiến pháp

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.