Chuyện chiếc mũ

18/03/2013 03:20 GMT+7

Chuyện cái mũ bảo hiểm giờ không ngờ lại lắm phức tạp. Nhớ cách đây hơn 5 năm (cuối năm 2007) các cơ quan chức năng đề xuất quy định người chạy xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Nâng lên đặt xuống, đánh tiếng mấy lần. Tuy có ồn ào một chút nhưng rồi điều phải đến vẫn đến, quy định được ban hành, đại bộ phận nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh, chiếc mũ bảo hiểm (MBH) mau chóng trở thành hình ảnh quen thuộc ở một đất nước mà “văn minh xe máy” phổ biến đến từng góc phố, làng quê. Có gì đâu, bảo hiểm cho chính mình chứ cho ai, cớ chi mà phản đối. Trong chuyện này, Chính phủ chắc chắn rút ra một điều, bất cứ thứ quy định pháp luật nào vì lợi ích của người dân đều mau chóng được dân chấp nhận, đồng tình.

Chuyện cái mũ bảo hiểm giờ không ngờ lại lắm phức tạp. Nhớ cách đây hơn 5 năm (cuối năm 2007) các cơ quan chức năng đề xuất quy định người chạy xe máy phải đội mũ bảo hiểm. Nâng lên đặt xuống, đánh tiếng mấy lần. Tuy có ồn ào một chút nhưng rồi điều phải đến vẫn đến, quy định được ban hành, đại bộ phận nhân dân chấp hành nghiêm chỉnh, chiếc mũ bảo hiểm (MBH) mau chóng trở thành hình ảnh quen thuộc ở một đất nước mà “văn minh xe máy” phổ biến đến từng góc phố, làng quê.

Có gì đâu, bảo hiểm cho chính mình chứ cho ai, cớ chi mà phản đối. Trong chuyện này, Chính phủ chắc chắn rút ra một điều, bất cứ thứ quy định pháp luật nào vì lợi ích của người dân đều mau chóng được dân chấp nhận, đồng tình.

Thế thì tại sao lần này ý kiến xoay quanh chiếc MBH lại khá rắc rối, trái chiều? Có nhẽ do nhiều nguyên nhân. Kể từ khi Nghị định 32/2007 về đội MBH ra đời, lực lượng hữu trách đa ngành có làm gắt thời gian đầu, sau đó nhạt dần, phó mặc cho công an chỉ xử phạt người không đội mũ. Mũ giả, mũ dỏm bán tràn lan, công khai, thách thức ngay trước mắt cơ quan chức năng. Không ai kiểm tra, xử lý. Người tiêu dùng thấy hàng bán công khai nên chọn rẻ mà mua. Pháp luật mất hiệu lực. Nhà chức trách khi nhận ra vội tìm cách chữa nhưng quan điểm không thống nhất, cứ loay hoay lúng túng. Biện pháp phạt thẳng vào người đội mũ dỏm rất thiếu thuyết phục.

May là cuối cùng lãnh đạo 4 bộ ngành có liên quan đã ngồi lại với nhau, nhận ra vấn đề và tạm dừng việc triển khai Thông tư 06 liên bộ. Đành rằng thái độ cầu thị đó đáng ghi nhận nhưng chuyện chưa dừng lại. Dư luận thắc mắc chẳng có một nước nào mà thông tư, nghị định, luật này luật nọ cứ được “đẻ” sòn sòn một cách vội vã, dễ dàng để rồi chết yểu hoặc quặt quẹo như ở xứ mình. Nhiều cái chưa kịp ban hành đã vấp ngay sự phản ứng quyết liệt, chẳng hạn Thông tư 06 nói trên. Rồi chuyện quy định phạt xe không chính chủ, quy định phạt đến 1 triệu đồng đối với quan hệ “ngoài luồng” không phải là chồng vợ... Căn cứ vào đâu để xác định, liệu có khả thi?

Từ chuyện chiếc MBH, nhớ lại chính sách của Đà Nẵng. Trong các quy định khi nhân dân là nhân vật chính, Đà Nẵng không vội vàng mà có sự thăm dò, chuẩn bị chu đáo. Trước khi xử phạt những người đội MBH không đúng quy định, Đà Nẵng đã thông tin tuyên truyền liên tục, tổ chức những điểm đổi mũ dỏm lấy mũ tốt, số tiền chênh lệch mà người dân phải bỏ ra rất hợp lý, tạo điều kiện cho dân ngấm quy định pháp luật, thực thi tự giác. Cách làm biết nghĩ đến dân ấy đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Vậy mà, tại sao chỉ một Đà Nẵng làm được trôi chảy, còn áp dụng đại trà cả nước thì rối?

Nguyễn Thông

>> Rút quy định xử phạt người đội mũ bảo hiểm dỏm
>> Đổi mũ bảo hiểm giả lấy mũ thật
>> Thu giữ hơn 1.000 mũ bảo hiểm kém chất lượng
>> Tịch thu hơn 11.000 mũ bảo hiểm “dỏm”

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.