“Vì Trường Sa thân yêu” đến với sinh viên TP.HCM

13/03/2013 23:05 GMT+7

(TNO) Vào lúc 9 giờ sáng mai 14.3, tại Trường đại học KHXH & NV TP.HCM, Báo Thanh Niên, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp Trường đại học KHXH & NV TP.HCM khai mạc triển lãm ảnh “Vì Trường Sa thân yêu”.

(TNO) Vào lúc 9 giờ sáng mai 14.3, tại Trường đại học KHXH & NV TP.HCM, Báo Thanh Niên, Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM phối hợp Trường đại học KHXH & NV TP.HCM khai mạc triển lãm ảnh “Vì Trường Sa thân yêu”.

Triển lãm giới thiệu gần 60 tác phẩm ảnh mới nhất về Trường Sa của phóng viên, cộng tác viên Báo Thanh Niên.

Những hình ảnh cảm động về một lễ tưởng niệm, thả vòng hoa tưởng nhớ vong linh các chiến sĩ; nụ cười đời thường quen thuộc của lính đảo... sẽ giúp người xem, các bạn sinh viên TP.HCM như gần gũi hơn với Trường Sa.

Ngoài các hình ảnh đẹp, sinh động về Trường Sa, triển lãm còn trưng bày giới thiệu 4 bản đồ, là những tư liệu quý, bằng chứng lịch sử từ lâu đời khẳng định vững chắc chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa - phần lãnh thổ không thể tách rời của Tổ quốc Việt Nam.

Ngay khi vừa lắp dựng xong, các hình ảnh về Trường Sa thu hút sự quan tâm của giảng viên, sinh viên Trường Đại học KHXH & NV TP.HCM
Ngay khi vừa lắp dựng xong, các hình ảnh về Trường Sa thu hút sự quan tâm của giảng viên,
sinh viên Trường ĐH KHXH & NV TP.HCM

Bản đồ khẳng định chủ quyền trưng bày tại triển lãm
Bản đồ khẳng định chủ quyền của Việt Nam trưng bày tại triển lãm

Các tư liệu, bằng chứng lịch sử lâu đời về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa được trưng bày tại triển lãm:

Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (đời nhà Thanh, năm 1904; trên bản đồ có ghi điểm cực nam của lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam).

- Đại Nam thống nhất toàn đồ (triều Minh Mạng, năm 1834; trên bản đồ có ghi Hoàng Sa và Vạn lý Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam).

- Bản đồ các đài khí tượng Đông Dương (năm 1940, Đài khí tượng ở Pattle - Hoàng Sa và đài khí tượng ở Itu Aba - Trường Sa là hai đài khí tượng cấp quan trọng nhất ở Đông Dương).

- An Nam đại quốc họa đồ (Jean-Louis Taberd, năm 1838; trên bản đồ vẽ quần đảo “Paracel seu Cát Vàng” - quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam).

 

Đình Phú
Ảnh: Độc Lập

>> Học sinh nói về chủ quyền biển, đảo
>> Hiến pháp cần thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo
>> Treo bản đồ khẳng định chủ quyền biển đảo
>> Phát hiện tài liệu vi phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam
>> Hào hứng tiết học chủ quyền biển đảo
>> Đẩy mạnh hành động vì chủ quyền biển đảo
>> Nhiều hoạt động bảo vệ chủ quyền biển, đảo
>> Không dạy chủ quyền biển, đảo cho giới trẻ là có tội
>> Động lực lớn để bảo vệ chủ quyền biển đảo
>> Đưa chủ quyền biển, đảo vào trường học
>> Đề thi tiếp tục về chủ quyền biển đảo
>> Tác phẩm về chủ quyền biển đảo đứng đầu Giải báo chí Quốc gia 2011

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.