Nhà hàng ở Bắc Kinh gỡ tấm biển kỳ thị chủng tộc

28/02/2013 13:05 GMT+7

(TNO) Bất chấp việc gỡ bỏ tấm biển kỳ thị chủng tộc vào hôm nay, 28.2, sau khi gây ra làn sóng phẫn nộ quốc tế, người chủ nhà hàng ở Bắc Kinh đã ngoan cố từ chối xin lỗi.

(TNO) Bất chấp việc gỡ bỏ tấm biển kỳ thị chủng tộc vào hôm nay, 28.2, sau khi gây ra làn sóng phẫn nộ quốc tế, người chủ nhà hàng ở Bắc Kinh đã ngoan cố từ chối xin lỗi.

>> Gậy ông sẽ đập lưng ông vì “chủ nghĩa Đại Hán” hẹp hòi
>> Dân mạng phẫn nộ nhà hàng Trung Quốc kỳ thị người Việt

Tấm biển bằng tiếng Hoa và tiếng Anh dán trên cửa kính tại nhà hàng Beijing Snacks có nội dung: “Cửa hàng không phục vụ người Nhật, người Philippine, người Việt Nam và chó”, với ý nghĩa miệt thị người dân những nước có tranh chấp trên biển với Trung Quốc.

Tuy nhiên, theo AFP, bất chấp việc tháo tấm biển sau những cáo buộc về phân biệt chủng tộc, người chủ nhà hàng nói ông ta không hối hận và sẽ không xin lỗi vì những sự xúc phạm đã gây ra.

 Nhà hàng ở Bắc Kinh gỡ tấm bảng kỳ thị chủng tộc
 Tấm biển kỳ thị chủng tộc bị lên án dữ dội tại nhà hàng ở Bắc Kinh - Ảnh: AFP

Các hình ảnh về tấm biển đã tràn ngập trên những diễn đàn ở Việt Nam và Philippines trong những ngày qua.

Hành động lố lăng và cực đoan một cách ngu xuẩn của người chủ nhà hàng đã bị các cư dân mạng ở Việt Nam và thế giới cũng như giới truyền thông lên án dữ dội.

Người chủ nhà hàng họ Vương nói với AFP rằng ông ta gỡ tấm biển vì nó mang lại nhiều phiền phức.

“Tôi không hề hối hận. Tôi chỉ nhận được quá nhiều cuộc điện thoại về nó”, ông chủ nhà hàng nói một cách ngoan cố.

Dẫu vậy, ông này đã tìm cách chống chế: “Có thể mọi người hiểu nhầm ý nghĩa của chúng tôi… nó chỉ nói chúng tôi sẽ không phục vụ khách hàng từ các nước đó”.

Theo AFP, những câu chữ trong tấm biển đặc biệt gây kích động bởi nó nhắc lại thời kỳ Trung Quốc bị các nước phương Tây chia chác làm lãnh địa, khi các cơ sở do người Anh làm chủ cấm người Hoa bước vào.

Câu chuyện về một tấm biển gắn bên ngoài một công viên ở Thượng Hải ghi: “Cấm chó và người Trung Quốc” đã được lưu truyền trong nhiều thập kỷ qua.

Tấm biển này cũng xuất hiện trong bộ phim Tinh võ môn do diễn viên Lý Tiểu Long thủ vai chính vào năm 1972 song nhiều chuyên gia lịch sử nói rằng không có bằng chứng về sự hiện hữu của tấm biển, theo AFP.

Sơn Duân

>> Make Me Asian" bị chỉ trích phân biệt chủng tộc
>> Gậy ông sẽ đập lưng ông vì “chủ nghĩa Đại Hán” hẹp hòi
>> Tàu hải giám Trung Quốc bị tố nhắm súng máy vào tàu cá Nhật
>> Hải quân Trung Quốc nhận tàu hộ tống tàng hình mới
>> Tàu hải giám Trung Quốc lại tiến vào vùng biển tranh chấp
>> Nhật phản đối tàu Trung Quốc đến Senkaku/Điếu Ngư
>> Nhật phản đối tàu Trung Quốc đến Senkaku/Điếu Ngư
>> Nhật thả tàu Trung Quốc đánh bắt trái phép
>> Bác bỏ thông tin tàu Trung Quốc “chặn đuổi” tàu Việt Nam
>> Bí ẩn vụ người Triều Tiên bắt tàu Trung Quốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.