Vụng chèo lại chưa khéo chống

24/02/2013 03:30 GMT+7

Dư luận đang lo ngại và bức xúc trước quy định chỉ vàng miếng SJC loại 1 lượng mới được sử dụng trong giao dịch (dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước) sẽ khiến vàng miếng loại nhỏ bị ép giá. Về vấn đề này, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng giải thích, đây là sự hiểu lầm. Bởi việc này chỉ áp dụng trong mua, bán vàng miếng của các tổ chức với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chứ không phải mua bán trên thị trường. Giải thích thế này thật đúng là "vụng chèo mà không khéo chống".

Dư luận đang lo ngại và bức xúc trước quy định chỉ vàng miếng SJC loại 1 lượng mới được sử dụng trong giao dịch (dự thảo Thông tư hướng dẫn hoạt động mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước) sẽ khiến vàng miếng loại nhỏ bị ép giá. Về vấn đề này, đại diện Ngân hàng Nhà nước đã lên tiếng giải thích, đây là sự hiểu lầm. Bởi việc này chỉ áp dụng trong mua, bán vàng miếng của các tổ chức với Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chứ không phải mua bán trên thị trường. Giải thích thế này thật đúng là "vụng chèo mà không khéo chống".

Với việc độc quyền sản xuất thương hiệu vàng miếng SJC, độc quyền xuất nhập khẩu vàng, độc quyền mở tài khoản vàng và tiến tới ấn định giá vàng, ngoài chức năng quản lý, NHNN đang "ôm" luôn cả vai trò kinh doanh trên thị trường vàng. Nếu NHNN chỉ mua vàng loại 1 lượng của các NH, các công ty kinh doanh vàng đủ điều kiện thì đương nhiên, những đơn vị này cũng chỉ muốn loại vàng này để tiện bán lại. Vì nếu mua vàng miếng loại nhỏ, buộc họ phải dập lại thành vàng miếng SJC loại 1 lượng mới có thể bán lại cho NHNN. Chưa nói đến ép giá thì trừ chi phí dập từ chỉ thành lượng, vàng miếng loại nhỏ đã bị mất giá. Nói cho dễ hiểu, nếu đầu mối chỉ lấy hàng loại lớn, nhà phân phối cũng sẽ chỉ nhận hàng loại lớn và thị trường dần dần cũng sẽ chỉ còn hàng loại lớn, hàng loại nhỏ phải chấp nhận bán rẻ. Nhất là trong việc này, mục đích của NHNN là "tiêu chuẩn hóa" để tránh việc khó khăn trong khâu kiểm định vàng. Vậy ai còn muốn giữ những loại vàng không được "tiêu chuẩn hóa", loại khó kiểm định, loại không thể bán cho người mua lớn nhất trên thị trường là NHNN? Nói vậy để thấy, dù "không ai cấm" thì quy định như trên cũng khiến vàng nhỏ tự động bị mất giá.

Đáng nói hơn là "quy trình" làm chính sách liên quan đến quản lý thị trường vàng của NHNN, những nội dung có thể khiến người giữ vàng bị thiệt thòi không hiểu vô tình hay cố ý luôn được đẩy lên thị trường rất sớm. Việc này đã gây tâm lý hoang mang, lo sợ và không ít người vội vã bán vàng, chấp nhận lỗ để tránh rủi ro. Đợi đến khi cơ quan quản lý lên tiếng giải thích, người dân "má đã sưng". Thực tế đã chứng minh, trong bối cảnh thị trường tài chính mong manh, thiếu sức đề kháng như hiện nay, chỉ một tin đồn lãnh đạo NH BIDV bị bắt còn khiến chứng khoán lao dốc, nhà đầu tư bán tháo cổ phiếu thì những thông tin "úp mở" kiểu trên có thể gây hậu quả đến mức nào?

   VN vẫn đang xuất - nhập khẩu vàng tùy tình hình thị trường. Ở thời điểm hiện tại, NHNN cũng đang cho tạm xuất vàng phi SJC, nhập vàng khối để đẩy nhanh quy trình dập vàng miếng SJC... Thế giới có quan tâm đến thương hiệu vàng quốc gia, đến loại vàng 1 lượng, 1 chỉ hay 5 chỉ? Cái cần "tiêu chuẩn hóa" là vàng 4 số 9, chất lượng phải đúng 4 số 9; vàng 18 K phải đủ 75% vàng... chứ không phải độc quyền thương hiệu hay chỉ giao dịch vàng 1 lượng như cách chúng ta đang làm. Nên dừng ngay các quy định làm rối thị trường và gây hoang mang cho người dân kiểu như nói trên. 

Nguyên Khanh

>> Cháy" vàng miếng lẻ
>> Triển khai mạng lưới mua bán vàng miếng
>> Thống đốc quyết định giá mua vàng miếng
>> Năm 2012, giá vàng miếng SJC tăng 4,6 triệu đồng/lượng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.