Giảm tiếng ồn khi chụp MRI

05/02/2013 16:19 GMT+7

(TNO) Hãng GE Healthcare đã giới thiệu một công nghệ thu thập dữ liệu mới được thiết kế để giúp bệnh nhân thoải mái hơn vì loại bỏ được phần lớn tiếng ồn khủng khiếp phát sinh trong quá trình chụp MRI (chụp cộng hưởng từ).

(TNO) Hãng GE Healthcare đã giới thiệu một công nghệ thu thập dữ liệu mới được thiết kế để giúp bệnh nhân thoải mái hơn vì loại bỏ được phần lớn tiếng ồn khủng khiếp phát sinh trong quá trình chụp MRI (chụp cộng hưởng từ).

Thông thường máy quét MRI có thể tạo tiếng ồn vượt quá 110 dBA. Kỹ thuật giảm tiếng ồn nền này vẫn đang trên đà tiếp tục nghiên cứu phát triển.

Tiếng ồn mà máy quét MRI tạo ra liên quan đến sự thay đổi từ trường cho phép máy quét qua cơ thể với từng lát cắt nhỏ, càng chi tiết, tốc độ càng nhanh thì tiếng ồn càng cao. Các nhà thiết kế đã cố gắng giảm tiếng ồn với kỹ thuật chặn âm và màng ngăn, nhưng kết quả rất hạn chế.

Kỹ thuật giảm tiếng ồn Silent Scan đạt được thông qua hai phát triển mới. Đầu tiên tiếng ồn âm thanh chủ yếu được loại bỏ nhờ một trình ứng dụng quét 3D mới. Bước thứ hai là tái cấu trúc lại dữ liệu được gọi là Silenz.

Khi Silenz được sử dụng kết hợp với kỹ thuật bậc cao mới của GE bao gồm tác động đến MRI Gradient và hệ thống điện tử RF. Nhờ vậy tiếng ồn của máy quét MRI được loại trừ phần lớn ngay tại nguồn của nó.

Tại cuộc họp năm 2012 của Hiệp hội X-quang Bắc Mỹ, một hệ thống MRI tương thích với công nghệ Silent Scan đã được nối kết đến một phòng cách âm.

Khi hệ thống MRI sử dụng phương pháp quét thông thường đỉnh tiếng ồn lên đến 110 dBA. Tuy nhiên, khi kỹ thuật Silent Scan được ứng dụng thì mức độ tiếng ồn chỉ còn 76 dBA, đó là tiếng ồn nền của các thiết bị điện tử MRI. Điều quan trọng là giảm tiếng ồn nhưng chất lượng hình ảnh không suy giảm.

Theo Gizmag, hiện nay GE Healthcare đang chờ giấy phép và hoàn thiện kỹ thuật điện để tương thích với các dòng máy hiện có trên thị trường. Hy vọng rằng, kỹ thuật Silent Scan sẽ được sớm ứng dụng vào các khoa chẩn đoán hình ảnh.

Tạ Xuân Quan

>> Tiếng ồn có thể làm tăng khả năng sáng tạo
>> Khắc phục tiếng ồn
>> Mệt mỏi vì tiếng ồn
>> m thanh ghê người nhất
>> Cú nhảy phá vỡ "bức tường âm thanh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.