“Quyền lực” của siêu thị trong bình ổn giá

17/01/2013 18:57 GMT+7

(TNO) Sau sự việc giá trứng gia cầm tăng bất hợp lý như vừa qua, đại diện một số nhà phân phối, siêu thị khẳng định việc ngưng lấy hàng của các doanh nghiệp này là cần thiết, từ đó góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

(TNO) Sau sự việc giá trứng gia cầm tăng bất hợp lý như vừa qua, đại diện một số nhà phân phối, siêu thị khẳng định việc ngưng lấy hàng của các doanh nghiệp này là cần thiết, từ đó góp phần bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

>> Giá trứng gia cầm giảm tới 40%
>> Giá trứng gia cầm ở Hà Nội tăng “ầm ầm”
>> Trứng gia cầm bình ổn giá “cháy hàng”
>> Làm rõ nguyên nhân giá trứng gia cầm tăng đột biến
>> Hơn 90% cơ sở trứng gia cầm TP.HCM có nguy cơ bị đóng cửa

Chiều 17.1, đại diện thu mua của một số hệ thống siêu thị đã xác nhận việc ngừng thu mua trứng của Công ty cổ phần chăn nuôi nuôi CP Việt Nam (CP) từ 4-5 ngày qua do giá trứng của doanh nghiệp này đưa ra quá cao và phản ứng từ thị trường.

Không tiết lộ thông tin cụ thể nhưng đại diện Citimart cho biết vừa nhận được sự chủ động điều chỉnh giảm giá bán từ phía CP nhưng siêu thị vẫn chưa quyết định lấy hàng trở lại.

“Quyền lực” của siêu thị trong bình ổn giá
Giá trứng gia cầm tăng đột biến trong thời gian qua - Ảnh: Đình Quân

Hiện giá trứng gà của Citimart có giá 23.500 đồng/chục, trứng vịt giá 30.500 đồng/chục. Với giá bán này, Citimart không có lãi mà chủ yếu làm nhiệm vụ bình ổn thị trường.

“Khi giá trứng tăng đột biến, một số siêu thị, trong đó có Citimart, đã cùng với doanh nghiệp cung cấp trứng gà cam kết giảm lợi nhuận để bảo đảm bình ổn thị trường”, đại diện Citimart nói.

Bà Bùi Hạnh Thu - Phó tổng giám đốc Saigon Co.op khẳng định việc một nhà cung cấp đề nghị tăng giá bán là chuyện bình thường. Hằng ngày, Saigon Co.op vẫn thường nhận được các đề nghị điều chỉnh giá từ các đối tác.

 

Giá trứng ở chợ vẫn cao

Sáng 17.1, giá trứng gia cầm ở một số chợ trung tâm TP.HCM như Bà Chiều, Tân Định… vẫn còn cao, ở mức 34.000 - 35.000 đồng/chục trứng gà, 39.000 - 40.000 đồng/chục trứng vịt.

Một số tiểu thương các chợ này cho biết, lượng người mua vẫn lớn vì cho rằng, việc siêu thị quy định chỉ bán hai vỉ mỗi ngày cho thấy nguồn trứng vẫn thiếu hụt và giá vẫn có thể tiếp tục tăng.

Ở siêu thị Co.opmart trên đường Đinh Tiên Hoàng, Nguyễn Đình Chiểu… hiện không còn tình trạng hết trứng gia cầm vì nhân viên siêu thị liên tục châm hàng.

Theo bà Thu, khi nhận được đề nghị tăng giá, bộ phận thu mua của siêu thị sẽ tiến hành khảo sát thị trường để xem sự tăng giá đó hợp lý hay chưa.

Nếu hợp lý, giá bán của sản phẩm sẽ được điều chỉnh tăng nhưng siêu thị cần một khoảng thời gian nhất định để chuẩn bị. Còn trong trường hợp không hợp lý, siêu thị sẽ đề nghị nhà cung cấp tính toán lại cho hợp lý.

Riêng về trường hợp của CP, bà Thu cho rằng trong một tuần doanh nghiệp này thông báo tăng giá tới bốn lần là quá vô lý. Đó là lý do chính khiến Saigon Co.op ngưng lấy hàng dù sau đó CP chào giá rẻ hơn rất nhiều.

Ngoài ra, Saigon Co.op còn đề nghị CP giải trình việc tăng giá không chỉ với đối tác mà với cả người tiêu dùng.

“Ở đây, chúng tôi không áp đặt mà muốn bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Trong việc làm ăn, doanh nghiệp và siêu thị có mối quan hệ bình đẳng. Thậm chí siêu thị còn rất cần doanh nghiệp có hàng hóa chất lượng và giá bán hợp lý”, bà Thu nói.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Siêu thị đóng vai trò rất quan trọng

Việc ngưng lấy mặt hàng trứng gà tại một số doanh nghiệp lớn về chăn nuôi như vừa qua đã phần nào nói lên vai trò của siêu thị trong việc bình ổn giá cũng như bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trước đây, khi xảy ra vụ Vedan gây ô nhiễm trên sông, một số siêu thị lớn như Co.opmart, Citimart, Metro, Big C cũng tạm ngưng trưng bày, kinh doanh sản phẩm của công ty này.

Hay như gần đây nhất, khi rộ lên thông tin gà nhập khẩu từ Hàn Quốc có vấn đề về chất lượng, một số siêu thị cũng đã ngưng bày bán mặt hàng này.

Sau đó, đại diện nhà nhập khẩu gà Hàn Quốc phải lên tiếng để giải trình về nguồn góc, xuất xứ và chất lượng của mặt hàng mà mình nhập khẩu.

Đại diện một doanh nghiệp sản xuất thừa nhận kênh bán hàng siêu thị ngày càng chứng minh được vai trò của mình trong việc kiểm soát chất lượng hàng hóa và bình ổn giá cả trên thị trường.

Theo đó, muốn đưa hàng lên được kệ bày bán trong siêu thị, doanh nghiệp phải chứng minh được chất lượng và tuân thủ một số nguyên tắc chung mà hệ thống siêu thị đề ra.

Ông Trần Thuận Quang, Giám đốc điều hành Citimart cho rằng để siêu thị góp phần bình ổn giá được hiệu quả cần phải có sự hỗ trợ của cơ quan quản lý.

Như trong vụ trứng gà tăng đột biến vừa qua, theo ông Quang, hai sở Công thương và Tài chính đã phản ứng rất tốt, nhanh chóng làm rõ cung - cầu của trứng gà và điều động một số doanh nghiệp cùng với siêu thị góp phần bình ổn thị trường.

“Sau khi kiểm tra thị trường không thiếu, Sở Công thương đã đề nghị siêu thị không lấy trứng để chờ giá bán giảm. Trong thời gian này, mọi yêu cầu về trứng gia cầm đều được Sở Công thương đáp ứng nhanh chóng bằng việc yêu cầu doanh nghiệp cung cấp trực tiếp cho siêu thị”, ông Quang nói.

Đình Quân

>> Doanh nghiệp bình ổn thị trường gặp khó
>> Alô! Hàng bình ổn đến tận nhà
>> Bình ổn giá dịch vụ lưu trú dịp lễ 2.9
>> Phủ sóng" rộng hơn các chương trình bình ổn giá
>> Gần 3.500 tỉ đồng cho hàng hóa bình ổn thị trường tết Quý Tỵ
>> Bán hàng bình ổn giá
>> Thêm 2 cửa hàng bình ổn giá phục vụ công nhân
>> Gần 3.500 tỉ đồng cho hàng hóa bình ổn thị trường tết Quý Tỵ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.