Quốc hội cần lập cơ quan độc lập điều tra tội phạm tham nhũng

01/11/2012 12:50 GMT+7

(TNO) Thảo luận tại Hội trường sáng nay 1.11, về công tác phòng chống tội phạm và tham nhũng, nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) kiến nghị phải xác định tội phạm tham nhũng tương tự tội xâm phạm lợi ích quốc gia, cần thay đổi cách đánh, người đánh cho hiệu quả.

>> Xử lý chủ yếu là “tham nhũng vặt”
>> Xử lý tham nhũng chưa nghiêm
>> Thuế và tham nhũng
>> “Đến bà quét rác cũng có thể tham nhũng”
>> Dự luật Đất đai sửa đổi: Chưa “bịt” được kẽ hở tham nhũng
>> Loại bỏ tham nhũng, bảo đảm quyền lợi của dân
>> Tham nhũng, trục lợi đất đai gây bất bình trong nhân dân
>> Chất vấn Tổng thanh tra Chính phủ: Vinalines và nạn tham nhũng

Theo ĐB Nguyễn Thị Phúc (Bình Thuận), vừa qua công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) dù được chỉ đạo triển khai quyết liệt nhưng chưa đạt mục tiêu, diễn biến ngày càng phức tạp. Trước kia tham nhũng chỉ xảy ra trong lĩnh vực kinh tế là chủ yếu thì nay đã lan sang cả lĩnh vực khác như y tế, giáo dục, văn hóa…

“Một bộ phận cán bộ công chức coi việc bôi trơn là bình thường. Thiệt hại tuy không lớn nhưng diễn ra ở nhiều nơi. Có nơi người có trách nhiệm lại tham nhũng mà người chống tham nhũng thì chưa được bảo vệ. Nhận thức của một bộ phận, trong đó có người lãnh đạo, quản lý còn chưa đúng mức, ảnh hưởng đến lòng tin của nhân dân”, bà Phúc nhìn nhận.

Để công tác PCTN thời gian tới đạt hiệu quả, nữ ĐB này đề nghị phải xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật các vụ việc tham nhũng, tạo niềm tin trong nhân dân. Muốn làm được như vậy, ĐB Phúc cho rằng trách nhiệm nêu gương của lãnh đạo chủ chốt là rất quan trọng và phải xử nghiêm tình trạng quan liêu độc đoán, chuyên quyền.

“Cử tri bức xúc cho rằng tham nhũng đã là quốc nạn, cần phải diệt chứ không phòng chống gì nữa”, bà Phúc phản ánh.

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa, ông Lê Nam cũng cho rằng, chống tham nhũng nếu T.Ư làm kiên quyết, làm thực sự, xử lý nghiêm minh các vụ việc gây bức xúc trong dân thì công tác đấu tranh PCTN mới có chuyển biến thực sự.

"Nghị quyết của Đảng nói rằng tham nhũng đang thách thức sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước. Tôi muốn nói thêm là tham nhũng cũng đang thách thức Quốc hội, nguy hiểm hơn là thách thức sự kiên nhẫn, sự chịu đựng của nhân dân”, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Trần Đình Nhã cũng lên tiếng.

ĐB này nhận định “cuộc chiến tham nhũng chưa xảy ra hoặc nếu xảy ra thì cũng chưa đáng kể lắm vì chưa có ai thương vong gì nhiều”, và đề nghị QH nên bàn và có phương án tác chiến cụ thể hơn theo quan điểm: Muốn chống tham nhũng phải thay đổi cách đánh và người đánh.

Về cách đánh, ĐB Nhã đề nghị phải xem tham nhũng như tội xâm phạm an ninh quốc gia, xem một kẻ nội gián, một kẻ khủng bố như thế nào thì cũng phải được phép áp dụng như vậy để điều tra chống tham nhũng. 

Cũng theo vị Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh, đây là thời điểm chín muồi để Quốc hội lập cơ quan độc lập chuyên trách điều tra tội phạm tham nhũng, chỉ tập trung vào điều tra các tội là tội tham ô, hối lộ và lợi dụng chức vụ quyền hạn. 

Bảo Cầm

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.