Cổ nhạc - chả dễ mà yêu

24/10/2012 03:05 GMT+7

Thay vì phát biểu một bài dài trong hội thảo m nhạc dân tộc với đời sống con người diễn ra hôm qua (23.10) tại Hà Nội, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên hát vài câu chèo.

Thay vì phát biểu một bài dài trong hội thảo m nhạc dân tộc với đời sống con người diễn ra hôm qua (23.10) tại Hà Nội, nguyên Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên hát vài câu chèo.

Ông hát không hay, nhưng hát nhiệt huyết như thời trẻ ông từng hát thời đánh giặc. Lời hát có câu: “Tình bằng nắng mưa trên thao trường... í ì i”. Có một thời, cổ nhạc đi vào đời sống chiến đấu tự nhiên như thế qua sinh hoạt tập thể, trong văn nghệ tuyên truyền... Để rồi rất nhiều năm sau, nó không còn như thế nữa. “Giờ đây, trẻ em rất ngại nghe cổ nhạc”, nhiều nhà nghiên cứu cùng khẳng định.

Bà Nguyễn Thị Mỹ Liêm, Phó giám đốc Học viện m nhạc TP.HCM cũng lên tiếng về nhiều đau đáu bảo tồn, phát huy âm nhạc truyền thống bấy lâu. Theo đó, việc đào tạo nghệ sĩ vấp phải cái khó lớn là không có người nghe đã trở thành lãng phí tiền của vô cùng. Do đó, vấn đề đào tạo người nghe cần được đặt ra cấp thiết. Cũng theo bà Liên, tại nhiều nước, nhà nước vẫn bảo trợ âm nhạc truyền thống. Một trong những cách bảo trợ là định hướng để lớp công chúng - trẻ nhỏ yêu thích âm nhạc cổ truyền.

Nhà nghiên cứu Đặng Hoành Loan cũng chia sẻ nỗi lo người nghe kế cận của cổ nhạc. Dễ thấy nhất, tuồng gần như bất lực trong việc hút người trẻ. Trong khi đó, theo ông, với ấn tượng mạnh, tạo hình đẹp tuồng mới chính là hình thức dễ cảm với trẻ em. Các em nhỏ ở độ tuổi mẫu giáo hoàn toàn thích thú với những hình tượng lân mẫu, lân nhi... khi được xem biểu diễn. Như vậy, điều quan trọng là các em có điều kiện, có được người lớn cho tiếp xúc với loại hình này hay không mà thôi.

Một điều các nhà nghiên cứu lưu tâm về cổ nhạc trong đời sống là nguy cơ biến dạng của nó. Khác với văn hóa vật thể, cổ nhạc luôn phát sinh dị bản. Những dị bản đó là cách để nó thích nghi với đời sống xã hội, để nó trường tồn. “Nhưng cũng có tư tưởng táo bạo muốn tạo ra một “đột biến gien” cho văn hóa nghệ thuật cổ truyền. Vì thế, hát xoan thành hát chèo rởm, hát quan họ thành đại hợp xướng đồng âm không đồng nhất, kèm theo diễu hành”, ông Loan phân tích.

Trinh Nguyễn

>> Thần đồng cổ nhạc
>> Xúc động tưởng nhớ cố nhạc sĩ Bảo Phúc
>> Ca sĩ Thanh Tuyền tưởng nhớ cố nhạc sĩ Thanh Sơn
>> Triển lãm tranh của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn
>> Danh cầm cổ nhạc hội ngộ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.