Cẩm nang mini cho bé bén nhạy

03/09/2012 08:00 GMT+7

Thế là hơn một tháng đã trôi qua từ khi vấn đề nhạy bén ở trẻ được được đưa ra thảo luận với nhiều đóng góp, chia sẻ thật bổ ích. Xin gửi đến quý độc giả một “cẩm nang mini” đúc kết một số phương pháp giúp bé luôn bén nhạy, hay học hỏi như một món quà đầu năm học mới cho cả mẹ và bé.

Thế là hơn một tháng đã trôi qua từ khi vấn đề nhạy bén ở trẻ được được đưa ra thảo luận với nhiều đóng góp, chia sẻ thật bổ ích. Xin gửi đến quý độc giả một “cẩm nang mini” đúc kết một số phương pháp  giúp bé luôn bén nhạy, hay học hỏi như một món quà đầu năm học mới cho cả mẹ và bé.

Mẹ dạy mỗi ngày, con thêm bén nhạy

Ở các nước, trẻ được dạy tư duy giải quyết vấn đề từ rất sớm. Các nhà giáo dục quan niệm rằng trẻ em về bản chất đã là những người có khuynh hướng giải quyết vấn đề. Ngay từ những thời gian đầu trẻ đi học - nơi các trẻ tương tác với nhau và tham gia vào việc đưa ra quyết định - đã cung cấp cho trẻ muôn vàn cơ hội để trẻ phát triển năng lực giải quyết vấn đề của mình. Do đó, mẹ nên “nằm lòng” những lời khuyên sau:

1. Tư duy sáng tạo: Để khuyến khích trẻ trở thành người có tư duy sáng tạo, bạn cần giúp trẻ trở thành người có năng lực tư duy linh hoạt. Khi ấy, trẻ có thể dễ dàng đưa ra ý tưởng, có năng lực nhìn nhận sự vật hay tình huống theo cách khác nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng kỹ năng giải quyết vấn đề không được hình thành ngay mà cần phải có nhiều hoạt động để giúp trẻ rèn luyện.

Cẩm nang mini cho bé bén nhạy 
Dinh dưỡng, giáo dục là 2 yếu tố luôn song hành để trẻ có được tư duy nhạy bén

2. Nghĩ nhanh: Yêu cầu trẻ trả lời ngay các câu hỏi có nhiều đáp án đúng để trẻ có thể trở thành người có tư duy lưu loát. Cố gắng đưa ra các câu hỏi mà trẻ quan tâm hoặc về lĩnh vực mà trẻ ưa thích. Tránh làm cho trẻ nghĩ rằng mình đang phải “trả bài”.

3. Phát biểu suy nghĩ: Giúp trẻ trở thành những người biết tư duy mềm dẻo bằng cách yêu cầu các em nhận xét về sự vật hoặc tình huống cụ thể nào đó. Lưu ý rằng các hoạt động này chỉ có hiệu quả trong bối cảnh thực tế, chứ đừng áp đặt và bắt con phải “giả vờ” như đang “học”. Ví dụ, con bạn đang thiếu một chiếc nón phù hợp để cùng các bạn diễn kịch. Hãy khuyến khích con xem có những thứ gì khác có thể thay thế được, hoặc có cách nào để có được chiếc nón như thế.

4. Ghi nhận nỗ lực của trẻ, làm cho trẻ thấy rằng những gì đang làm là quan trọng: Hãy khéo léo kích thích trẻ suy nghĩ bằng những lời khen ngợi như: “Ồ, con ghép chiếc xe này độc đáo quá. Con làm cách nào thế? Chỉ cho mẹ biết với.” Khi ấy, trẻ sẽ có động lực để nghĩ thêm nhiều cách ghép hình khác.

5. Khuyến khích trẻ tự thể hiện mình: Thay vì bảo trẻ làm như thế này hay thế kia, hãy để trẻ tự mình đưa ra các phương án và khuyến khích trẻ phản hồi nhanh với các ý tưởng của mình. Khi bạn cho trẻ xem các nguyên liệu mà bạn muốn trẻ sẽ sử dụng hôm nay để chơi với trẻ, hãy nói: “Ba mẹ có một cái túi đầy sáp màu đây. Mình chơi trò gì con nhỉ?”. Trẻ sẽ có ý kiến và đưa ra quyết định cũng như đề nghị đối với bạn.

Dinh dưỡng hợp lý – Nên và không nên

 
Để vào trong cặp đi học của con 2 hoặc 3 hộp sữa Cô Gái Hà Lan School Smart mỗi ngày đến trường, bạn đã giúp con mình đảm bảo có đủ chất dinh dưỡng cho tư duy ngày một nhạy bén hơn. 

Chắc hẳn mẹ nào cũng biết đến câu “có thực mới vực được đạo”. Muốn bé tiếp thu tốt, phát triển tư duy và trở nên nhạy bén, thì nguồn dinh dưỡng là yếu tố không thể bỏ qua. Đặc biệt, các dưỡng chất với vai trò nuôi dưỡng và kết nối các tế bào thần kinh như Omega 3 và Omega 6 lại càng quan trọng. Các bí quyết sau sẽ giúp mẹ biết cách thiết kế bữa ăn phù hợp hơn cho con yêu của mình.

1. Nên cho trẻ ăn nhiều rau để tránh táo bón, đồng thời cung cấp nhiều vi chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

2. Không nên cho bé ăn quá no vì ăn no sẽ làm suy yếu khả năng suy nghĩ, dễ gây buồn ngủ.

3. Nên bổ sung dinh dưỡng thiếu hụt bằng những phần thực phẩm chế biến sẵn, tiện dụng như một gói bánh, một hộp sữa Cô Gái Hà Lan School Smart được bổ sung Omega 3 và 6. Hai dưỡng chất này sẽ giúp nuôi dưỡng và kết nối các tế bào thần kinh. Chính nhờ tác động này, trẻ sẽ tăng cường khả năng tư duy và hoạt động trí não.

4. Không nên lơ là trong khẩu phần ăn sáng của trẻ. Chú ý cho trẻ ăn no và nhiều vào bữa sáng để tránh ăn quà vặt ở đường phố. Hoặc một số trẻ ăn quá ít, nhịn ăn sáng sẽ ảnh hưởng đến kết quả học tập, thậm chí hạ đường huyết trong giờ học.

5. Nên cho trẻ ăn những món trẻ thích, với khẩu phần hợp lý. Vì chỉ khi trẻ thích thú, ăn ngon miệng thì thức ăn mới được tiêu hóa và hấp thu trọn vẹn. 

6. Không nên tập trung cho trẻ ăn một vài loại thức ăn nhất định. Thực đơn đa dạng, thường xuyên thay đổi các món là yếu tố giúp trẻ hào hứng với bữa ăn. Nếu cho trẻ ăn các loại bún, miến, phở, khoai, ngô… thì phải giảm bớt lượng cơm lại. (Ngọc Lam)

THÔNG TIN DỊCH VỤ

>> Cẩm nang tuyển sinh năm 2012: Quà tặng cho thí sinh
>> Cẩm nang tuyển sinh năm 2012: Điểm tựa của thí sinh
>> Tặng "Cẩm nang tuyển sinh 2011" cho học sinh đảo Lý Sơn
>> Cẩm nang tuyển sinh 2011: Nhiều thông tin cần thiết cho thí sinh
>> Cẩm nang tuyển sinh 2011 - món quà cho thí sinh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.