Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về biển Đông

01/09/2012 03:35 GMT+7

Hôm qua 31.8, tại Hà Nội, Trung tâm Minh triết (thuộc Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam) đã tổ chức buổi gặp mặt chuẩn bị cho đề án nghiên cứu xung quanh vấn đề biển Đông.

Tập huấn giảng dạy chủ quyền biển đảo cho giáo viên 

Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu về biển Đông
Giới trẻ quan tâm tới tấm bản đồ cổ chứng minh chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa không thể chối cãi của VN tại Bảo tàng Lịch sử - Ảnh: Bình Minh

Theo ông Nguyễn Khắc Mai, Giám đốc trung tâm, việc thực hiện đề án nhằm tổ chức các nghiên cứu, thông tin, đóng góp vào việc nâng cao nhận thức, thúc đẩy dư luận trong và ngoài nước, kiến nghị các giải pháp, tham mưu cho nhà nước và xã hội trong khả năng và phạm vi có thể. Những trọng tâm mà hoạt động nghiên cứu, thông tin hướng tới gồm có các vấn đề về dữ liệu chứng cứ lịch sử, văn hóa, pháp lý làm cơ sở nhận thức và bảo vệ chủ quyền biển đảo; lập trường các bên liên quan đến tranh chấp ở biển Đông; nhận thức về xây dựng Việt Nam thành một quốc gia kinh tế biển... Bên cạnh đó cũng sẽ xây dựng một quỹ nghiên cứu về biển Đông vận động sự đóng góp và tham gia của xã hội.

Cũng trong ngày hôm qua, tại TP.Nha Trang, Sở GD-ĐT Khánh Hòa tổ chức tập huấn chuyên đề ngoại khóa chủ quyền biển đảo cho 120 giáo viên môn lịch sử và cán bộ chủ chốt của các phòng giáo dục trên địa bàn tỉnh. Đây là hoạt động nhằm chuẩn bị cho công tác giảng dạy về chủ quyền biển đảo ở các trường tiểu học, THCS và THPT trong năm học 2012-2013 tại địa phương.

Các giáo viên được trang bị những thông tin, kiến thức, phương pháp giảng dạy về chủ quyền biển đảo Việt Nam, đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo đó, buổi ngoại khóa chủ quyền biển đảo bao gồm các nội dung chính: khái quát về biển đảo Việt Nam; Trường Sa - Hoàng Sa, phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; Trường Sa hôm nay; Thế hệ trẻ Khánh Hòa với trách nhiệm bảo vệ biển đảo quê hương. Mỗi buổi ngoại khóa kéo dài 120-150 phút (đối với học sinh tiểu học và THCS, tùy theo trình độ có thể gia giảm), trong đó giáo viên có thể lồng các tiết mục văn nghệ hát về Trường Sa, biển đảo hoặc tổ chức trò chơi, phiếu học tập…

Cơ sở kiến thức lịch sử về Hoàng Sa, Trường Sa được dựa trên tài liệu lịch sử địa phương kết hợp với tài liệu tuyên truyền của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, hình ảnh từ UBND H.Trường Sa cung cấp.  

Ng.Phong - Nguyễn Chung

>> Không dạy chủ quyền biển, đảo cho giới trẻ là có tội
>> Động lực lớn để bảo vệ chủ quyền biển đảo
>> Đưa chủ quyền biển, đảo vào trường học
>> Đề thi tiếp tục về chủ quyền biển đảo
>> Tác phẩm về chủ quyền biển đảo đứng đầu Giải báo chí Quốc gia 2011
>> Đẩy mạnh giáo dục về chủ quyền biển, đảo
>> Tháng thi đua cao điểm: Chủ quyền biển, đảo là điểm nổi bật trong Năm thanh niên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.