Nên “né” phthalates

30/05/2012 09:11 GMT+7

Trong bao viên có chứa nhiều phthalates - chất có thể gây rối loạn hormone, ảnh hưởng sinh sản, tổn hại não thai nhi.

Gần đây, nhiều cơ quan truyền thông có nêu những cảnh báo về ảnh hưởng của bao phim một số loại viên nén đối với sức khỏe. Bao phim các loại viên nén có nhiều dụng ý, trước là để che giấu mùi vị khó chịu của thuốc, giúp bệnh nhân nhận dạng từng loại thuốc, sau nữa là giúp điều chỉnh tốc độ hấp thu của thuốc cho phù hợp với mục đích trị liệu.

Phthalates dùng trong thành phần bao viên giúp hiệu chỉnh thời gian phóng thích thuốc hoặc vận chuyển thuốc tới những bộ phận chuyên biệt trong hệ tiêu hóa mà tại đó, thuốc sẽ được hấp thu một cách hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, theo những báo cáo mới đây thì trong thành phần của các chất dùng bao viên có chứa nhiều phthalates có thể gây rối loạn hormone, ảnh hưởng sinh sản và làm tổn hại não thai nhi.

Thật khó khăn để người tiêu dùng có thể nhận biết được viên bao nào có thành phần phthalates ở màng bao. Hãng bào chế thì không bị bắt buộc phải ghi ra nhãn bởi Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng chưa đưa ra bất kỳ yêu cầu nào về việc này.

 Nên “né” phthalates - nd
Tư vấn cho người bệnh trong việc điều trị bệnh và sử dụng thuốc - Ảnh: Anh Thư

Một đội ngũ nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ Khoa Sức khỏe cộng đồng thuộc Đại học Harvard và Trung tâm Dịch tễ học thuộc Đại học Boston đã nhận dạng các loại viên bao có chứa phthalates bằng nhiều phương tiện khác nhau. Nhóm nghiên cứu khảo sát 450 loại viên bao được thu gom từ các toa thuốc của bệnh nhân và nhận thấy có trên 100 loại thuốc bao viên mà trong thành phần bao có phthalates. Những loại thuốc thường có chứa phthalates gồm cả loại không cần kê toa lẫn bắt buộc kê toa (chẳng hạn như các loại thuốc: nhuận tràng, kháng sinh, cao huyết áp, kháng viêm, dãn cơ, dược phẩm chức năng...).Làm sao để tránh những viên bao loại này? Kinh nghiệm cho thấy chúng ta nên đọc thành phần tá dược của thuốc trước khi lựa chọn sử dụng. Cụ thể là nên lưu ý xem có các thuật ngữ như delayed-release (phóng thích chậm), controlled-release (phóng thích được kiểm soát), time-release (phóng thích theo giờ), targeted-release (thuốc được phóng thích khi vận chuyển đến một cơ quan, bộ phận cần thiết trong cơ thể) hoặc enteric coatings (viên bao ruột). Tất cả những loại thuốc kể trên đều có xác suất rất cao về sự hiện diện của phthalates.

Các nhà dịch tễ học khuyến cáo rằng trước khi quyết định sử dụng thuốc dài hạn cho các chứng bệnh mãn tính, người bệnh cần tìm hiểu xem rằng trong thuốc của họ dùng có thành phần phthalates hay không bằng cách tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc hỏi trực tiếp hãng bào chế. Nếu có phthalates, bệnh nhân cần yêu cầu được đổi sang những phiên bản thuốc khác không có thành phần bao chứa phthalates.

Trong cuộc sống hiện nay, phthalates hiện diện khắp nơi từ đồ chơi, dầu gội đầu, nước hoa, sản phẩm khử mùi, sơn tường, thậm chí cả ở ống tiêm...

Những nghiên cứu về phthalates cho thấy đây là chất gây hại cho sức khỏe trẻ em và gây ung thư ở người lớn. Vì vậy, tránh được chừng nào hay chừng ấy.

 

Theo Người Lao Động

>> Tiêm thuốc không cần kim
>> Phát hiện nước máy ở Trung Quốc có chứa estrogen gây vô sinh?
>> Không nghiền thuốc thành bột
>> Thuốc kháng sinh azithromycin có thể gây nguy hiểm
>> Triển lãm quốc tế chuyên ngành Y dược VN
>> Abbott bồi thường 1,6 tỉ USD vì quảng cáo lố
>> LEDs điều biến quang trong thẩm mỹ
>> Cẩn trọng khi trẻ uống thuốc
>> Nguy cơ ung thư của chất tạo màu caramel?
>> Thêm hy vọng chữa bệnh Alzheimer

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.