Di chúc chung

30/04/2012 03:16 GMT+7

Chồng tôi lăng nhăng với nhiều người phụ nữ, tôi góp ý hoài mà không chấm dứt. Vì nhiều lý do tôi chưa muốn ly hôn, nhưng trước nhất tôi muốn ràng buộc về tài sản, để chồng tôi không thể tự lấy hoặc có điều kiện bòn rút cho nhân tình và con riêng nếu có.

Chồng tôi lăng nhăng với nhiều người phụ nữ, tôi góp ý hoài mà không chấm dứt. Vì nhiều lý do tôi chưa muốn ly hôn, nhưng trước nhất tôi muốn ràng buộc về tài sản, để chồng tôi không thể tự lấy hoặc có điều kiện bòn rút cho nhân tình và con riêng nếu có.

Có người đã bày cho tôi là cùng với chồng lập di chúc chung để lại toàn bộ tài sản chung của vợ chồng cho các con của tôi! Biện pháp này có an toàn không, sau này chồng tôi có thể thay đổi, hủy bỏ di chúc được không? (minhha…@...)

 

Điều 663, 664 bộ luật Dân sự có quy định: “Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung của mình. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung bất kỳ lúc nào. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình”.

Theo đó, trường hợp trên chị có thể thỏa thuận với chồng lập di chúc chung để toàn bộ tài sản cho các con của chị theo nguyện vọng. Khi đã lập di chúc chung, chồng chị muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc thì bắt buộc phải có sự đồng ý của chị; ngược lại chị muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc thì cũng phải có sự đồng ý của anh ấy.

Như vậy, có thể nói rằng nếu vợ chồng đã lập di chúc chung và cả hai còn sống thì bản di chúc này có giá trị chi phối và ràng buộc với nhau. Chừng mực nào đó có sự “an toàn” trong việc bảo vệ tài sản cho gia đình cho con cái, nhằm tránh thất thoát trong những trường hợp một bên ngoại tình, phá tán tài sản…

Luật sư Huỳnh Minh Vũ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.