Hát mãi lời trái tim

16/04/2012 03:03 GMT+7

m nhạc, trước hết, là sự bộc bạch nội tâm của con người. Khi trong lòng trào dâng bao cảm xúc, bỗng dưng tiếng hát bật lên. Đó là sự gạn lọc thoát ra từ trái tim, giống như tiếng cười, tiếng khóc, tiếng kêu…, là phần không thể thiếu đã khiến cho cuộc sống tinh thần của con người trở nên giàu có, với đủ cả niềm vui, hạnh phúc, lẫn nỗi đau, nỗi buồn, nỗi cô đơn...

m nhạc, trước hết, là sự bộc bạch nội tâm của con người. Khi trong lòng trào dâng bao cảm xúc, bỗng dưng tiếng hát bật lên. Đó là sự gạn lọc thoát ra từ trái tim, giống như tiếng cười, tiếng khóc, tiếng kêu…, là phần không thể thiếu đã khiến cho cuộc sống tinh thần của con người trở nên giàu có, với đủ cả niềm vui, hạnh phúc, lẫn nỗi đau, nỗi buồn, nỗi cô đơn...

Tiếng hát mãi xanh (THMX) 2012 quả thật đã củng cố những suy nghĩ ấy trong tôi. m nhạc đã mang tới niềm vui kết nối, hòa đồng, dâng tặng, và làm lãng quên tất cả những gì không phải là chính nó. Nếu không thế thì làm sao cụ bà Trần Thị Túy, 89 tuổi, cái tuổi lẽ ra đã quên hết mọi thứ trên đời lại vẫn có thể cùng với hai cụ bà 75 tuổi Lê Thị Nhung và Nguyễn Thị Ngọc Thanh hòa giọng một cách rất “ngây thơ” nhưng đồng thời cũng tràn trề cảm hứng nghệ sĩ trong ca khúc Lòng mẹ như thế. Họ đã hoàn toàn quên mất tuổi tác của mình để chỉ còn nhớ những lời nhạc, những câu hát mà một thời thanh xuân rất xa xưa họ đã hát.

 
3 thí sinh  vào vòng chung kết xếp hạng Dương Văn Vá, Trần Thị Thu Thủy và Thái Thanh Hiệp - Ảnh: L.V.P.H

 

Trong đêm gala THMX 2012, diễn ra tối 13.4 tại Nhà hát Hòa Bình, nhà tổ chức đã hết sức thành công với kết quả là điểm rơi đúng như mong đợi. Ý tưởng hay và kịch bản được thực hiện hoàn hảo. Một không khí sôi động, ngập tràn niềm vui và tiếng cười, và tình yêu không thời gian mà những con người bình thường hiến tặng hết mình cho âm nhạc.

Nhiều tiết mục là sự hòa trộn của các giọng hát giám khảo - thí sinh: Tình đồng chí (Trần Hiếu - Dương Văn Vá, Dương Xuân Chánh, Nguyễn Thanh Vân); thí sinh năm trước và năm sau: Tiếng sáo thiên thai (Thục Duyên, Ngọc Ánh - Thu Thủy, Kim Thoa), ca sĩ khách mời - thí sinh: Khát vọng (Cẩm Vân - Dương Xuân Chánh, Hà Vũ Huy Hoàng)

Những người làm nghề ca sĩ luôn bị ánh đèn sân khấu ngăn cách cuộc sống của họ thành hai nửa khác xa nhau: lúc hát trên sàn diễn và lúc trở lại đời thường. Các thí sinh THMX không thế. Họ hát trong cuộc sống đời thường của họ từ bấy đến nay, rất nhiều năm trước khi cuộc thi ra đời, và sẽ còn hát như thế, sau khi cuộc thi đã chấm dứt. Họ hát không vì ai khác, vì cái gì khác mà trước hết cho chính mình. Khán giả đầu tiên và trung thành nhất của giọng hát họ chính là bản thân họ.

Thật thú vị khi cuộc thi năm nay lại tiếp tục mang đến cho chúng ta những ấn tượng mới với những cá tính mới, giọng hát mới. Nếu cụ Lê Thị Nhung của THMX 2011 đúng là hình ảnh một bà mẹ quê nền nã nhỏ nhẹ thì THMX 2012 lại cho xuất hiện một cụ Nguyễn Thị Ngọc Thanh rất dồi dào năng lượng và rất sung như một hỷ-nhi-75-tuổi luôn cười toe và sẵn sàng quậy tới bến, không chỉ hát mà còn nhảy.

Nghe thí sinh Dương Xuân Chánh hát Ngọn lửa cao nguyên, không ai nghĩ một người ở tuổi 57 mà vẫn giữ được chất giọng khỏe và màn trình diễn máu lửa như vậy. Cũng gần giống thế, khi thí sinh Trần Thị Kim Thoa hát Hòn Vọng Phu, cảm xúc chị gây nên nơi người xem là một cái gì rất sâu lắng, một nỗi buồn hùng tráng, đẹp đẽ. Chị đã thành công cả ở tiếng hát được điều tiết tốt lẫn cách trình diễn duyên dáng và đầy thuyết phục.

Nhưng “thu hoạch” đáng kể nhất của THMX 2012 có lẽ là việc phát hiện ra thí sinh trẻ tuổi nhất (36 tuổi) trong 9 thí sinh vào vòng cuối: Thái Thanh Hiệp. Phần trình diễn của Thái Thanh Hiệp trong cả mấy vòng thi luôn cuốn hút người xem tập trung hết tâm trí để lắng nghe: Đợi chờ, Anh còn nợ em, Ngàn năm Thăng Long - Hà Nội. Giọng của anh vang, đầy, sung mãn, điêu luyện và tràn trề nhạc cảm. Có thể nói, Thái Thanh Hiệp đã chắt kỳ hết cảm xúc từ trái tim mình ra trong từng nốt nhạc, từng câu hát, từng chỗ luyến láy tài tình.

Cuộc thi sắp qua đi nhưng những gì nó mang đến sẽ còn ở lại rất lâu với chúng ta, nhắc nhở và gởi gắm nhiều hơn những gì chúng ta vẫn có. m nhạc chẳng bao giờ cũ, chẳng bao giờ già, và chẳng bao giờ bị phụ rẫy nếu đã là âm nhạc đích thực. Những bài hát cũ chẳng hề bị lãng quên, mà qua thời gian, chúng trở thành những cổ vật quý nhờ cộng thêm cả giá trị lịch sử và văn hóa.

Ngô Thị Kim Cúc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.