Chi tiêu quân sự châu Á sắp vượt châu Âu

08/03/2012 14:36 GMT+7

(TNO) Lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ, chi tiêu quân sự châu Á sẽ qua mặt châu u trong năm 2012, xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế cao tại khu vực cùng sự trỗi dậy đầy tham vọng của Trung Quốc, theo một nghiên cứu quốc phòng toàn cầu được công bố hôm 7.3.

(TNO) Lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ, chi tiêu quân sự châu Á sẽ qua mặt châu u trong năm 2012, xuất phát từ sự tăng trưởng kinh tế cao tại khu vực cùng sự trỗi dậy đầy tham vọng của Trung Quốc, theo một nghiên cứu quốc phòng toàn cầu được công bố hôm 7.3.

Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) có trụ sở tại London (Anh) cho biết chi tiêu quân sự của Mỹ cũng sụt giảm vì việc rút quân khỏi Iraq và Afghanistan mặc dù ngân sách quốc phòng 739 tỉ USD của Washington vẫn vượt trội so với các quốc gia khác.

Với chiến lược trở lại châu Á của Lầu Năm Góc, báo cáo Cán cân Quân sự thường niên của IISS đánh giá rằng một sự thay đổi lịch sử lớn đang diễn ra.

Trước tốc độ gia tăng chi tiêu quốc phòng gấp đôi sau mỗi 5 năm của Trung Quốc, các quốc gia khác tại châu Á cũng đổ tiền bạc vào các chương trình quân sự, theo báo cáo. Điều này mang lại nguy cơ xung đột trong khu vực.

Theo tờ Financial Times, các quốc gia châu u đã cắt giảm ngân sách quốc phòng để đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khoảng 16 nước thành viên NATO ở châu u đã cắt giảm phí tổn quân sự thường niên từ năm 2008 đến 2010.

Các nước châu Á, tính cả Úc và New Zealand, đã chi 262 tỉ USD cho quốc phòng trong năm 2011, theo IISS. Chi tiêu của các thành viên NATO ở châu u chỉ cao hơn 270 tỉ USD một chút.

30% chi tiêu quốc phòng của châu Á thuộc về Trung Quốc. Hãng tư vấn công nghiệp IHS Jane’s đã dự báo rằng vào năm 2015, Trung Quốc sẽ có chi tiêu quốc phòng nhiều hơn tổng cộng tám quốc gia thành viên hàng đầu của NATO ngoại trừ Mỹ là: Anh, Pháp, Đức, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada, Tây Ban Nha và Ba Lan.

“Rõ ràng chúng ta đang chứng kiến một sự thay đổi lớn”, Tổng giám đốc IISS John Chipman nói với Reuters bên lề buổi công bố báo cáo.

“Những gì chúng ta thấy tại châu Á là mọi hình thức thách thức chiến lược - từ những tranh chấp lãnh thổ như hồi thế kỷ 19, cho đến sự kình địch kinh tế và các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân tiềm tàng… Chúng ta phải chế ngự chúng”, ông Chipman nói tiếp.

Cần có các nỗ lực ngoại giao và biện pháp tạo dựng lòng tin để ngăn chặn tranh chấp giữa các cường quốc châu Á khác nhau ở biển Đông và những nơi khác, cũng như tranh chấp giữa các kình địch kinh tế và khu vực, theo ông Chipman.

Sơn Duân

>> Nhiều bên lo ngại về quốc phòng Trung Quốc
>> Philippines kêu gọi Trung Quốc “có trách nhiệm”
>> Chi tiêu quốc phòng Trung Quốc dự báo tiếp tục tăng
>> Tập trận đa quốc gia ở biển Đông
>> Đến năm 2015, ngân sách quốc phòng Trung Quốc tăng gấp đôi
>> Chuyển động quân sự tại Đông Nam Á
>> Thượng viện Mỹ thông qua dự luật quốc phòng
>> Mỹ quyết trụ vững tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương
>> Nhật Bản cảnh giác với tham vọng quân sự của Trung Quốc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.