Học hiểu, đừng học “vẹt”!

05/03/2012 15:14 GMT+7

Học hiểu ngược lại với kiểu học “vẹt” (hay còn gọi là học thuộc lòng) ở chỗ học hiểu có thể nâng cao kết quả của bạn trong học tập, sự nghiệp và cuộc sống.

Học hiểu ngược lại với kiểu học “vẹt” (hay còn gọi là học thuộc lòng) ở chỗ học hiểu có thể nâng cao kết quả của bạn trong học tập, sự nghiệp và cuộc sống.

Học hiểu là cách tiếp cận mạnh mẽ đến với nguồn thông tin và thế giới, từ đó bồi đắp thêm kinh nghiệm sống và việc học suốt đời - đây được xem như là một quy trình nâng cao.

Vậy thì đâu là sự khác biệt giữa “học hiểu” và “học vẹt”? Thay vì khiến bạn nhàm chán với các định nghĩa, bạn hãy trả lời một vài câu hỏi sau đây: hãy cho tôi biết lần cuối cùng bạn đọc sách, lắng nghe ai đó nói, hoặc viết cái gì đó bởi vì bạn thật sự muốn điều đó là khi nào? Từ thời gian đó đến bây giờ, bạn có thể nhớ những thông tin mà bạn tiếp thu và sử dụng chúng không? Có thể lắm chứ! Đó chính là “học hiểu”.

 

Xây dựng phương pháp học cùng RMIT

Learning Masters là chuyên mục xuất hiện trên Vietweek, tuần báo tiếng Anh của Thanh Niên, vào đầu tháng. Chuyên mục này mang đến những kiến thức hữu ích về phương pháp học tập.

Learning Masters sẽ do các chuyên gia thuộc phòng Kỹ năng học thuật, Trường đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, phụ trách.

Độc giả có thể đặt câu hỏi và đóng góp ý kiến theo địa chỉ email: learningmatters@thanhniennews.com

Ví dụ tiếp theo, lần cuối cùng bạn bị ai đó ép đọc một cuốn sách, nghe một ai đó nói, hoặc viết cái gì đó là khi nào? Sau một thời gian, bạn có thể nhớ những thông tin mà bạn đã đọc hoặc nghe ở thời điểm đó hay không? Rất có thể là không. Đây chính là “học vẹt”!

Con người có khả năng ghi nhớ và tích trữ thông tin tốt hơn khi họ thật sự hứng thú với những thông tin mà muốn tìm hiểu hơn là khi bị người nào đó ép buộc họ phải tiếp thu.

Thực tế là chúng tôi - những người làm việc trong bộ phận kỹ năng học thuật, đã chứng kiến nhiều ví dụ về trường hợp này; những sinh viên quan tâm và chủ động trong việc tìm tòi câu trả lời và làm sáng tỏ hiểu biết của mình thì thường đạt kết quả tốt hơn so với những người chỉ biết chờ đợi giải đáp từ phía giáo viên; và họ có khuynh hướng tận hưởng quá trình học hiểu mang tính sáng tạo và thích tìm tòi trong lĩnh vực của họ.

Cụ thể là những sinh viên này thực hiện những điều sau:

- Xem xét lại các bước mà họ đã áp dụng để hoàn thành một bài tập hoặc một đề án nào đó và đánh giá tính hiệu quả của những cách làm đó. 

- Lên kế hoạch áp dụng những cách làm hiệu quả đã từng được sử dụng vào những bài tập hoặc đề án trong tương lai.

- Thu thập thông tin và quan điểm từ nhiều nguồn khác nhau (trang web, truyền hình, podcast - tạm dịch là chương trình truyền thanh theo yêu cầu), hoặc từ những người khác.

- Ghi lại những ý tưởng của bản thân về một chủ đề bằng cách ghi chú, vẽ “bản đồ tư duy” hoặc sử dụng màu sắc hoặc giấy ghi chú để hệ thống các ý tưởng.

- Thảo luận và tranh luận với những người đang theo đuổi cùng một chủ đề.

Bạn có thể áp dụng những phương pháp tương tự và tập trung vào động lực và sở thích của bản thân để hiểu rõ về bất kỳ chủ đề nào mà bạn đang quan tâm, bạn sẽ thấy được sự cải thiện lớn ở kết quả, sự tự tin, và niềm vui trong quá trình học hỏi và tìm hiểu.

David DeBrot
(Giám đốc phòng Kỹ năng học thuật, Trường đại học Quốc tế RMIT Việt Nam)

 >> Xem phiên bản tiếng Anh

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.