Hồn Việt trong món ăn

04/03/2012 03:26 GMT+7

Cách ăn của Việt Nam có bản sắc riêng rất độc đáo, đáng tự hào, rất ít mỡ, ít thịt, nhiều rau, nhiều chất , nhiều vị, nhất là gia vị tự nhiên vốn là món ăn bài thuốc, vừa ngon vừa lành, rất lợi cho sức khỏe. Song không mấy ai thấy rõ được điều này, nhất là nhận ra hồn Việt trong ăn uống.

Cách ăn của Việt Nam có bản sắc riêng rất độc đáo, đáng tự hào, rất ít mỡ, ít thịt, nhiều rau, nhiều chất , nhiều vị, nhất là gia vị tự nhiên vốn là món ăn bài thuốc, vừa ngon vừa lành, rất lợi cho sức khỏe. Song không mấy ai thấy rõ được điều này, nhất là nhận ra hồn Việt trong ăn uống.

Tôi có biết một gia đình có chàng rể, người Nam bộ lấy một cô gái người Hoa. Chàng rể này nhất định không chịu ăn nước tương, tàu vị yểu, còn ông bố vợ nhất định không chịu ăn nước mắm. Người vợ đến bữa cơm đành dọn cả nước tương và nước mắm.

Nói chuyện với sinh viên học môn văn hóa ẩm thực Việt Nam tại khoa Văn hóa học Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, tôi cho biết rất khó chịu khi dự tiệc tại một số nhà hàng ở Hà Nội và TP.HCM, họ để sẵn trên bàn tiệc mỗi người một bát nước tương, làm như ai cũng thích nước tương hay có ý đồ bắt mọi người phải quen ăn nước tương, tàu vị yểu của người Hoa! Sao nhà hàng không tôn trọng thực khách mà bắt ép một cách vô lối như vậy.

Có người cho rằng mùi nước mắm nồng nặc quá, nhiều người Tây không thích, song nếu đã thích thì lại ghiền. Người Việt đi ra nước ngoài nhiều phải mang theo nước mắm.

Ngoài nước mắm, người Việt còn lấy tự nhiên làm gốc từ nguyên vật liệu chủ yếu rau củ quả cá là chính, dễ dàng ở tình trạng tươi sống cho đến cách chế biến chủ yếu là luộc, hấp; chiên xào ít thôi mà luộc, hấp luôn giữ được nguyên hương vị hơn là các loại chế biến khác. Nhiều món ăn như phở, bún bò Huế, bún riêu, bún ốc, bánh xèo, bánh cuốn, chả giò, chả cá luôn ăn kèm với các thứ rau, gia vị trong đó có những món ăn thêm kể cả bún hoặc cũng thêm thịt, trứng… hoặc bớt đi để trở thành bữa ăn hoàn chỉnh đủ chất, đủ dinh dưỡng lại phù hợp cho từng người có quyền lựa chọn.

Chỉ cần các món luôn nhiều chất, nhiều vị, luôn cân bằng không quá thiên lệch, thật dễ hợp với khẩu vị khác nhau nên cũng dễ thưởng thức.

Trong một buổi ăn cơm với một số chuyên gia thực phẩm Hàn Quốc, ông Park Kwan-hei, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Daesun Flour Mills Co. Ltd đã nói với tôi khi đi ăn các nhà hàng từ Hà Nội đến TP.HCM thấy các món ăn Việt Nam ngon, dễ ăn trong khi ở nước khác có những món ăn chỉ ăn một ít đã thấy ngán rồi. Ông còn tiết lộ, nhiều phụ nữ Hàn Quốc cho rằng ăn phở Việt Nam để giảm cân, tránh béo phì, và quả thực, ông thấy ở Việt Nam rất ít phụ nữ béo phì.

Thật ra ngay cả món phở cũng phải biết cách ăn mới tốt cho sức khỏe. Muốn ít béo phải kêu nước trong. Nước phở nấu nhiều xương (mà canh xương vốn rất tốt cho sức khỏe). Ăn phở ít thịt, ít bánh, lại ăn thêm rau cùng các gia vị húng, chanh, nhất là hành tiêu, thêm củ tỏi ngâm giấm trừ khuẩn, ngừa ung thư…

Ông Philip Kotler, chuyên gia marketing hàng đầu thế giới cho rằng Việt Nam nên lấy ẩm thực là thương hiệu quốc gia quả là chí lý vậy.

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã
(Tiến sĩ sử học)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.