Những sự kiện bảo mật nổi bật năm 2011

14/01/2012 11:11 GMT+7

(TNO) Năm 2011 đã kết thúc với nhiều bất ngờ và thú vị trong lĩnh vực bảo mật, kèm theo đó là nhiều sự kiện đáng nhớ. Dưới đây là một số sự kiện đình đám nhất mà hãng bảo mật Kaspersky ghi nhận lại.

1. Sự nổi lên của “Hacktivism”

Hacktivism là một thuật ngữ diễn tả hành động tấn công, đột nhập vào một hệ thống máy tính nhằm mục đích chính trị. Trên thế giới hiện nay, những nhóm hacktivism nổi tiếng có thể kể đến là Anonymous, LulzSec hay TeaMp0isoN.

 
Anonymous nổi lên với vai trò là một trong những nhóm tin tặc nổi tiếng nhất thế giới - Ảnh: AFP

Suốt năm 2011, các nhóm hacktivism đã tiến hành nhiều hoạt động khác nhau chống lại các cơ quan luật pháp, ngân hàng, chính phủ, các công ty bảo mật và những nhà cung cấp phần mềm như tấn công lỗ thủng an ninh các hệ thống của tổ chức Liên Hiệp Quốc, cơ quan tình báo bảo mật Straffor, CIA…

Nhìn tổng thể, đây là một trong những xu hướng chính của năm 2011 và sẽ còn tiếp tục bùng nổ trong năm 2012.

2. Duqu

Vào tháng 6.2010, nhà nghiên cứu Sergey Ulasen đến từ Công ty Belarusian đã phát hiện một phần mềm độc hại dưới cái tên Stuxnet, một dạng sâu máy tính chứa đựng những thông tin quan trọng chương trình hạt nhân của Iran.

 
Duqu và Stunext đã mở màn cho khái niệm về chiến tranh mạng - Ảnh: AFP

Được tạo ra bởi người chịu trách nhiệm cho Stuxnet, Duqu được khám phá vào tháng 8.2011 bởi Phòng nghiên cứu Hungary CrySyS.

Duqu và Stunext đại diện cho công nghệ tối tân của chiến tranh công nghệ và mở màn cho kỷ nguyên chiến tranh lạnh trong công nghệ, trong đó siêu năng lượng chống lại nhau mà không bị giới hạn bởi sự hạn chế của chiến tranh thật.

3. Tấn công mạng Sony Playstation

Vào ngày 19.4.2011, Sony đã nhận thấy rằng mạng Play Station (PSN) của mình đã bị tấn công. Lúc đầu, Sony miễn cưỡng giải thích những gì xảy ra và khẳng định rằng dịch vụ được ngưng tạm thời vào ngày 20.4, và sẽ được đưa vào hoạt động trở lại trong vài ngày tiếp theo.

Mãi cho đến ngày 26.4, công ty mới thừa nhận rằng thông tin cá nhân đã bị đánh cắp, mà trong đó bao gồm số thẻ tín dụng. Ba ngày sau, các báo cáo chỉ ra rằng 2,2 triệu số thẻ tín dụng đang được rao bán trên các diễn đàn của tin tặc.

 
Hệ thống mạng của Sony đã phải điêu đứng nhiều lần bởi bàn tay của tin tặc - Ảnh: AFP

Vào ngày 1.5, PSN vẫn không hoạt động, điều đó có nghĩa là rất nhiều người dùng không những bị mất thẻ tín dụng mà còn nản chí vì không thể chơi các trò chơi game mà họ đã mua.

Sau đó vào tháng 10.2011, PSN đã công bố rằng 93.000 tài khoản đã được Sony khóa lại để ngăn chặn các nguy cơ tiềm ẩn.

4. Sự nổi lên của phần mềm độc hại dành cho Android

Vào tháng 8.2010, Trojan đầu tiên trên nền tảng Android được nhận diện với tên gọi Trojan-SS.AndroidOS.FakePlayer.a, nó giả dạng như một ứng dụng trình phát nhạc.

Trong khoảng 1 năm, phần mềm độc hại Android nhanh chóng bùng nổ và trở thành một trong những phần mềm độc hại trên điện thoại di động phổ biến nhất.

Xu hướng này đã trở nên rõ ràng hơn trong quý 3/2011, các chuyên gia bảo mật đã phát hiện hơn 40% phần mềm độc hại trên điện thoại di động trong suốt năm 2011.

 
2011 là năm bùng nổ mã độc chạy trên Android - Ảnh: PCWorld

Sự phổ biến rộng lớn của phần mềm độc hại Android có thể do nhiều nguyên nhân. Đáng chú ý nhất là sự phát triển dữ dội của chính Android. Sự cung cấp tài liệu miễn phí và chế độ kiểm duyệt còn dễ dàng cũng khiến cho việc tạo ra phần mềm độc hại trên Andoird thuận lợi.

5. Sự kiện CarrierIQ

CarrierIQ là một công ty tư nhân nhỏ, được thành lập năm 2005, và hoạt động tại California (Mỹ). Phần mềm CarrierIQ được triển khai trên hơn 140 triệu thiết bị khắp thế giới.

Dù mục đích của CarrierIQ khi tuyên bố với dư luận là thu thập thông tin giúp “chẩn đoán” trục trặc từ các thiết bị di động, nhưng nhiều chuyên gia bảo mật đã chứng minh phạm vi thông tin mà CarrierIQ thu thập đã đi quá xa so với tuyên bố ban đầu, bao gồm những thứ như keylogging và giám sát URL được mở trên thiết bị di động.

Sự kiện CarrierIQ cho thấy rằng chúng ta hoàn toàn không nhận thức được chính xác những gì đang hoạt động trên các thiết bị di động, hoặc mức điều khiển mà các nhà mạng điện thoại truy cập trên phần cứng.

Vụ việc này nghiêm trọng đến mức một số hãng viễn thông Mỹ đã phải tuyên bố sẽ loại bỏ CarrierIQ ra khỏi thiết bị di động do mình cung cấp.

Thành Luân

>> Cảnh báo về virus lây qua chức năng chat của Facebook
>> Ứng dụng chống virus miễn phí cho Android
>> Báo động virus lây lan qua chat trên Facebook
>> Siêu virus máy tính tấn công Iran
>> Mỹ tố Iran - Venezuela tấn công mạng
>> Tin tặc Thổ Nhĩ Kỳ tấn công website Pháp
>> Tin tặc tấn công cơ quan LHQ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.