Cứ 2 ngày lại phát hiện sinh vật mới ở vùng Mekong

13/12/2011 14:45 GMT+7

Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã công bố báo cáo “Mekong hoang dã” (Wild Mekong) hôm 12-12, mô tả hơn 208 sinh vật được phát hiện tại vùng Mekong mở rộng năm 2010, trong số này có một số loài sinh sống tại Việt Nam.

Quỹ Thế giới Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) đã công bố báo cáo “Mekong hoang dã” (Wild Mekong) hôm 12-12, mô tả hơn 208 sinh vật được phát hiện tại vùng Mekong mở rộng năm 2010, trong số này có một số loài sinh sống tại Việt Nam.

Trong số 208 sinh vật mới được phát hiện có 145 loài thực vật, 28 loài bò sát, 25 loài cá, 7 loài động vạt lưỡng cư, 2 loài động vật có vú và một loài chim. Vùng Mekong mở rộng (Greater Mekong) của Đông Nam Á bao gồm bộ phận của Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.


Loài tắc kè được phát hiện tại Hòn Khoai năm 2010. Ảnh: wwf.panda.org

Một trong những con vật đáng chú ý là loại tắc kè có chân màu cam sáng, cổ vàng, thân màu xanh xám sọc vàng được phát hiện đang sinh sống tại Hòn Khoai - Cà Mau.
 
Một loại thằn lằn chỉ toàn giống cái (Leiolepis ngovantrii) cũng được tìm thấy tại Việt Nam. Chúng không cần giao phối với thằn lằn đực nhưng giống loài vẫn tồn tại bằng phương pháp sinh sản vô tính.
 
Tại Thái Lan và Campuchia, các nhà khoa học phát hiện 5 loài cây ăn thịt, trong đó có loại ăn được cả thịt chuột, thằn lằn và chim. Một loại khỉ mũi hếch (Rhinopithecus strykery), được tìm thấy tại vùng rừng núi thuộc bang Kachin của Myanmar.


Khỉ mũi hếch. Ảnh: wwf.panda.org


Một loài thằn lằn mới. Ảnh: wwf.panda.org


Loài chim mới phát hiện ở vùng Mekong năm 2010. Ảnh: wwf.panda.org


Một trong 25 loài cá mới được phát hiện. Ảnh: wwf.panda.org


Loài rắn "sói" mới được tìm thấy. Ảnh: wwf.panda.org


Loài phong lan mới. Ảnh: wwf.panda.org


Loài ếch mới. Ảnh: wwf.panda.org

Giám đốc Bảo tồn khu vực Mekong mở rộng của WWF Stuart Chapman cho biết tuy những sinh vật này là phát hiện mới của khoa học nhưng chúng lại có nguy cơ bị tuyệt chủng trên... bàn ăn. Ông Chapman nhắc lại nạn săn trộm khiến tê giác bị tuyệt chủng tại Việt Nam là điều hết sức đáng tiếc.

Theo Người Lao Động

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.