Áp lực đè nặng lên hội nghị EU

09/12/2011 01:00 GMT+7

Kỳ họp của Hội đồng châu u vào ngày 8-9.12 diễn ra khi khủng hoảng nợ của Khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) đang ở mức báo động đỏ.

Kỳ họp của Hội đồng châu u vào ngày 8-9.12 diễn ra khi khủng hoảng nợ của Khu vực sử dụng đồng euro (eurozone) đang ở mức báo động đỏ.

Chưa kể đến việc Hãng đánh giá tín dụng Standard & Poor’s dọa hạ bậc tín nhiệm hàng loạt thành viên, tình thế “dầu sôi lửa bỏng” hiện nay buộc các nhà lãnh đạo EU phải đưa ra những giải pháp cụ thể để đối phó khủng hoảng. Trả lời Đài truyền hình Canal Plus, Bộ trưởng chuyên trách châu u của Pháp Jean Leonetti nhận định: “Tình hình đang rất nghiêm trọng, đồng euro có thể tan vỡ. Đây sẽ là thảm họa không riêng của châu u mà của cả thế giới”. Ngày 8.12, Tổng thống Nga Dmitry Medvedev tuyên bố nước này rất lo ngại vì cuộc khủng hoảng, còn Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tuyên bố: “Mỹ tin EU sẽ vượt qua khó khăn nhưng chúng ta cần có kế hoạch cụ thể và hữu hiệu”.

Một trong những trọng tâm của kỳ họp lần này là thảo luận về đề xuất của Pháp - Đức siết chặt ngân sách của các nước nhằm trấn an thị trường tài chính. Theo tờ Le Figaro, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và Thủ tướng Đức Angela Merkel đề nghị sửa đổi một số điều khoản của Hiệp ước châu u. Nếu không được sự ủng hộ của toàn bộ 27 thành viên EU, hiệp ước mới có thể chỉ áp dụng cho 17 nước eurozone.

Đề xuất của bộ đôi “Merkozy” bao gồm: EU không lập trái phiếu chung nhưng sẽ áp dụng trừng phạt đối với các nước có tỷ lệ thâm hụt ngân sách quá 3% GDP; ngân sách của mỗi nước sẽ được xem xét bởi Hội đồng Hiến pháp quốc gia; thành lập Quỹ Hỗ trợ thường trực nhằm giúp đỡ các thành viên gặp khó khăn và việc giải ngân sẽ được thông qua với 85% phiếu thuận. Ngoài ra, từ nay cho đến khi chấm dứt khủng hoảng, lãnh đạo các nước EU sẽ họp thượng đỉnh vào mỗi tháng.

Chi tiết của các điều khoản này sẽ được công bố trong 2 ngày họp. Giữa Paris và Berlin vẫn còn bất đồng nhưng trước nay cả hai vẫn luôn dàn xếp ổn thỏa để đạt thỏa thuận chung cho khu vực. Cụ thể, Pháp phần nào nhượng bộ mục tiêu hàng đầu của Đức là “lập kỷ luật” với ngân sách các nước EU. Đổi lại, Berlin không phản đối việc Paris liên tục gia tăng áp lực thúc đẩy Ngân hàng Trung ương châu u (ECB) mạnh tay hơn trong việc hỗ trợ tài chính cho những quốc gia “chúa chổm” như Hy Lạp, Ý. Le Figaro dẫn lời Tổng thống Sarkozy cảnh báo nếu không có biện pháp thích hợp, khủng hoảng nợ có thể “quét sạch tất cả”. Bộ trưởng Kinh tế nước này François Baroin thì khẳng định 2 nhà lãnh đạo Pháp, Đức “sẽ không rời bàn nghị sự khi chưa có thỏa thuận quan trọng nào được ký kết”. Tối qua, trước khi các lãnh đạo EU chính thức gặp gỡ, ông Sarkozy và bà Merkel đã họp riêng với Chủ tịch ECB Mario Draghi.

Lan Chi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.