Bệnh viện “ngộp thở” vì quá tải

28/11/2011 18:56 GMT+7

(TNO) “Quỹ đất cho y tế, bệnh viện (BV) quá khiêm tốn trong khi đất cho sân golf và khu công nghiệp thì quá nhiều”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bức xúc khi chứng kiến cảnh 3-4 bệnh nhân nặng cùng nằm chung một giường tại các BV lớn đầu ngành, tuyến cuối của TP.HCM.

(TNO) “Quỹ đất cho y tế, bệnh viện (BV) quá khiêm tốn trong khi đất cho sân golf và khu công nghiệp thì quá nhiều”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bức xúc khi chứng kiến cảnh 3-4 bệnh nhân nặng cùng nằm chung một giường tại các BV lớn đầu ngành, tuyến cuối của TP.HCM.

>> Bệnh viện tuyến trên quá tải, tuyến dưới trống trải
>> Tìm biện pháp giảm quá tải cho bệnh viện
>> Sẽ xây dựng đề án giảm tải bệnh viện lớn

Trong đợt kiểm tra về công tác khám chữa bệnh tại TP.HCM vào hôm nay (28.11), người đứng đầu ngành y tế khẳng định, giảm tải BV là mục tiêu quan trọng nhất của Bộ Y tế trong nhiệm kỳ này. Đặc biệt, là tập trung giảm áp lực bệnh nhân cho các bệnh viện đầu ngành, tuyến cuối.

"Ngộp thở" với số lượng bệnh nhân khổng lồ là tình trạng mà Thanh Niên Online ghi nhận được tại các bệnh viện chuyên khoa lớn ở TP.HCM. 


Bệnh nhân ngồi chờ la liệt ngay cổng vào BV Ung bướu TP.HCM từ lúc 6 giờ sáng


"Rồng rắn" xếp hàng chờ đăng ký khám bệnh


Khổ vì bệnh và càng khổ thêm vì chen chúc đi khám bệnh


Cảnh "3 trong 1" (3-4 người một giường bệnh) như thế này là chuyện thường ngày ở BV


Nhiều bệnh nhân tại BV Ung bướu thậm chí còn phải trải chiếu nằm dưới sàn nhà


BV Nhi đồng 1 khám chữa cho 5.000 bệnh nhân/ngày, cao điểm lên đến 7.000 bệnh nhân/ngày


Bệnh nhân phải nằm ra cả hành lang...


Và dưới chân cầu thang


Phòng điều trị tích cực cho bệnh nhi nặng luôn đầy giường


Khuôn viên BV Chấn thương Chỉnh hình TP.HCM với 4.000 bệnh nhân khám mỗi ngày


Những giường bố cho bệnh nhân nằm điều trị như thế này được tận dụng sắp xếp tại bất cứ chỗ nào còn trống trong khuôn viên BV


Khổ bệnh nhân, khổ cả người đi nuôi bệnh!

 Lượng bệnh nhân gấp 2-3 lần quy mô điều trị của BV

Bác sĩ Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu (TP.HCM): Trung bình mỗi ngày BV tiếp nhận 1.619 lượt bệnh nhân đến khám chữa bệnh. BV phải khám bệnh từ 6 giờ sáng và cả giờ nghỉ trưa. 

Với 631 giường bệnh nhưng BV Ung bướu “gánh” điều trị nội trú cho 1.807 bệnh nhân và đến 9.510 lượt điều trị ngoại trú nên chuyện nằm ghép 3 người 1 giường hay thậm chí bệnh nhân phải trải chiếu nằm sàn đất là chuyện bình thường.

Bác sĩ Trần Thanh Mỹ, Giám đốc BV Chấn thương Chỉnh hình (TP.HCM): Trong vòng 26 năm (1985 đến nay) số lượng bệnh nhân đến khám chữa bệnh tại BV Chấn thương Chỉnh hình đã tăng hơn 4 lần (8.310 bệnh nhân vào năm 1985 và năm 2011 là 33.882 bệnh nhân, tính đến tháng 11.2011) nhưng quy mô BV vẫn chỉ có thế.

Bác sĩ Tăng Chí Thượng, Giám đốc BV Nhi đồng 1 (TP.HCM): Điều đánh lo ngại hơn là tình trạng quá tải bệnh nhân nặng điều trị nội trú tại BV đang gia tăng.

Các phòng cấp cứu, hồi sức tích cực tại bệnh viện đã không đủ chỗ cho bệnh nhân nằm trong thời gian qua. Trong khi đối tượng bệnh nhân này cần được điều trị kỹ thuật cao, điều kiện vô trùng, theo dõi sát sao nên không thể nằm ghép giường hay ghép máy điều trị được.

Đặc biệt hiện nay, BV Nhi đồng 1 đang theo dõi và điều trị cho hơn 10.000 trẻ bị tim bẩm sinh chờ phẫu thuật.

Còn tại các khoa hô hấp, nhiễm, tiêu hóa, sơ sinh của BV Nhi đồng 1 thì quanh năm luôn “gánh” số lượng bệnh nhân gấp đôi so với quy mô điều trị của BV. BV đã xoay đủ cách như kê thêm dãy giường đôi ở giữa ở tất cả các phòng, thay giường to thành giường nhỏ (thay vì kê 3 giường to thì kê 6 giường nhỏ) để tăng chỗ nằm cho bệnh nhân nhưng giờ thì không thể tăng được nữa.

Lãnh đạo các BV cho rằng, quá tải BV ảnh hưởng xấu đến chất lượng điều trị, thái độ phục vụ và y đức của cán bộ y tế; đồng thời làm cho công tác quản lý BV và dịch vụ ngày càng kém, nhếch nhác.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, chẳng có BV nào khác ở các nước Đông Nam Á và châu Á quá tải giống như ở nước ta.

Đồng thời người đứng đầu Bộ Y tế cho rằng: “Cả xã hội bức xúc về tình trạng quá tải BV nhưng cuộc sống phải cân bằng giữa cho và nhận. Có cho (ngành y tế) cái gì đâu mà đòi nhận nhiều. Không đầu tư, xây dựng BV mà dịch vụ đòi tốt thì vô lý, bất công vô cùng”.

Nguyên Mi

>> Quá tải bệnh viện, nặng gánh giá thuốc
>> Bệnh viện quá tải do dịch tay chân miệng
>> Bệnh viện quá tải vì sốt xuất huyết
>> Vì sao các bệnh viện quá tải triền miên?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.