Kiểm soát rửa tiền không được xâm phạm quyền công dân

05/11/2011 01:07 GMT+7

Theo dự thảo luật Phòng, chống rửa tiền do Chính phủ trình Quốc hội chiều 4.11, hành vi rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân thực hiện nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có. Để kiểm soát hành vi này, Chính phủ đưa vào trong dự luật một số đặc điểm, tiêu chí để xác định giao dịch đáng ngờ, trong đó có giao dịch giá trị lớn.

Ủy ban Kinh tế của QH cho rằng dự luật đưa ra nhiều quy định nhận biết khách hàng, báo cáo về giao dịch, thông tin cá nhân... liên quan trực tiếp tới quyền cơ bản của công dân như quyền bí mật, riêng tư được Hiến pháp bảo vệ. Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 quy định các ngân hàng không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch tài chính khác. Vì vậy, Ủy ban đề nghị việc kiểm soát hoạt động rửa tiền là cần thiết, song phải đảm bảo không xâm phạm quyền cơ bản của công dân.

Liên quan đến giao dịch có giá trị lớn, trước đây Nghị định quy định giao dịch bằng tiền mặt, ngoại tệ hoặc vàng từ 200 triệu đồng/1 lần/ngày; tiền gửi tiết kiệm trên 500 triệu đồng phải báo cáo cơ quan phòng chống, rửa tiền nhưng trong dự thảo luật chỉ quy định chung chung là giá trị lớn. Vì vậy, Ủy ban Kinh tế đề nghị phải quy định cụ thể mức giá trị giao dịch trong luật, hoặc giao cho Thủ tướng quy định, thay vì giao cho NHNN. Lý do, trên thực tế có nhiều trường hợp giao dịch giá trị lớn không phải rửa tiền, trong khi giao dịch nhỏ thực chất là hành vi này.

Nếu được thông qua, luật sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1.1.2013.

Anh Vũ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.