Âm nhạc đường phố

05/11/2011 17:16 GMT+7

Họ là những người trẻ đã vận dụng mô hình “m nhạc đường phố” với mong muốn tạo sân chơi lành mạnh.

Vừa dứt cơn mưa, cô giáo trẻ Vũ Thanh Thủy (dạy guitar) vội xách đàn đến Nhà văn hóa Thanh niên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cùng nhóm m nhạc đường phố chuẩn bị cho buổi diễn tối chủ nhật hằng tuần. Nơi biểu diễn vỏn vẹn một góc nhỏ trước cổng, với cặp loa xách tay quay mặt ra đường đủ cho khoảng 100 người nghe.

Chị Thủy cùng nhạc sĩ Huỳnh Vũ, nghệ sĩ saxo Trần Văn Nhân là nòng cốt duy trì chương trình này. Chị nói: “Trước tiên vì nhóm mình thích mô hình “m nhạc đường phố” ở nước ngoài, rồi qua đó mình tạo môi trường cho những bạn trẻ thích chơi nhạc cùng tham gia và phục vụ bạn trẻ ở đây”. Rồi không lời giới thiệu, cả nhóm tự diễn tấu những bài hát bất hủ trong tập nhạc ghi chi chít hợp âm. Chưa đầy 30 phút sau, trước cổng chật kín thanh niên ngồi nghe. Có người đi bộ tập thể dục, ngồi xuống bệ đường thưởng thức nhạc.

Đối với bạn trẻ ở đây, suốt ba năm qua đến với “m nhạc đường phố” gần như là điểm sinh hoạt cuối tuần. Đôi bạn trẻ Tuấn và Nga nói: “Vào quán cà phê hay bar vừa ồn ào, vừa tốn tiền, ra đây hóng gió biển, nghe nhạc, mua kem ăn thích hơn”.

Còn ở TP.HCM, CLB Sáng tác trẻ Nhà văn hóa Thanh niên lại sử dụng “m nhạc đường phố” là môi trường kiểm chứng các bài hát. Mỗi tác giả trẻ thể hiện vài ca khúc mới của mình, trong đó có cả những bản nhạc đã thành công. Theo nhạc sĩ Viết Duy (Phó chủ nhiệm CLB), có những bài hát ca sĩ ngôi sao biểu diễn tưởng như đã được yêu thích. Nhưng khi trình bày ở đây, tác giả có thể thấy rõ thái độ của khán giả qua sự hờ hững, nheo mắt, lắc đầu và bỏ đi. Tuy nhiên, lại có những bài hát ca sĩ thể hiện không ai chú ý, mà khi chính tác giả trình bày, các bạn trẻ lại trầm trồ thích thú. Bạn Nguyễn Thanh Huyền - sinh viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, cho biết bạn đến xem vì thích phong cách biểu diễn tự nhiên của các chàng trai đồng trang lứa với bạn.

Trước khi hát, tác giả sẽ giới thiệu lý do sáng tác một cách hấp dẫn để gây sự tò mò cho người nghe. Sau đó, khán giả chăm chú nghe xem những gì tác giả viết có đúng như điều vừa nói không. Chính vì vậy, dù CLB đa số là nam, nhưng khán giả không cảm thấy nhàm chán. Thậm chí có nhiều khán giả chờ đến hết chương trình để xin phần nhạc đệm. Bạn Trương Thị Hằng - sinh viên Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, tâm sự ở đây có nhiều bài “hàng độc” như Có người thầy như thế của tác giả trẻ Ngô Duy Thanh, hay Mộng Thường (tên một cô gái trong chuyến đi sáng tác Mùa hè xanh) được bạn Thái Nguyên cảm tác viết nên, rất phù hợp cho các chương trình thi văn nghệ của trường.

Cần và tránh

Để thực hiện mô hình “m nhạc đường phố” hiệu quả, cần và tránh một số điểm sau: Nên chơi ở cổng các nhà văn hóa, có vỉa hè rộng rãi, âm thanh, điện, giấy phép. Tránh chơi sát mặt đường, khán giả tụ tập gây ùn tắc giao thông; Tránh làm phông nền quá to, nên dùng một băng rôn treo để khán giả biết thông tin từ xa, và dễ xếp gọn; Tránh dùng dàn âm thanh lớn làm khán giả không thể ngồi gần, nên dùng loa xách tay nhạc cụ; Khi dùng đĩa nhạc nền, nên chơi kèm guitar, vừa tạo phong cách, vừa đảm bảo tinh thần bài hát mới. Và đừng tỏ thái độ chán nản khi chỉ còn một khán giả, bởi người đến người đi là quy luật của “âm nhạc đường phố”.

Nhạc sĩ Xuân Nghĩa

Hạ Mi

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.