Tăng cường sức đề kháng trước khi quá muộn

20/05/2011 13:14 GMT+7

Sức đề kháng là khả năng phòng vệ và chống lại các tác nhân xâm nhập vào cơ thể con người. Tác nhân đó có thể là các vi sinh vật như siêu vi, vi khuẩn, ký sinh trùng... Khi sức đề kháng yếu chính là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh tật phát triển.

Nguy cơ từ sức đề kháng yếu

Sức đề kháng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Nó chính là “vũ khí” giúp kháng lại các virus, tác nhân gây bệnh. Khi sức đề kháng yếu, hệ thống miễn dịch của cơ thể trở nên rệu rã, mệt mỏi, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm. Dễ thấy nhất là các loại bệnh do sự biến đổi thời tiết và môi trường bên ngoài: ho, cảm cúm, sốt… Nhiều người băn khoăn là tại sao chỉ cần thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, thậm chí mỗi lần đi ra nắng hoặc gặp mưa về là đã phát bệnh. Nguyên nhân phần lớn là do đề kháng yếu. Theo các nhà nghiên cứu thì đề kháng yếu cũng dễ dẫn đến bệnh ung thư, sốt xuất huyết, lao, bạch hầu và bệnh thường gặp ở trẻ em như uốn ván, ho gà, bại liệt, sởi, viêm màng não mủ ở trẻ em…

Điều đáng lo ngại hơn là hầu như người dân Việt Nam ít để ý đến việc cải thiện sức đề kháng cho chính bản thân mình, nghĩ rằng sức đề kháng là thứ… vô hạn, sẵn có nên không quan tâm. Và theo thống kê của Bộ Y tế, Việt Nam được xác định là nước có tỷ lệ mắc bệnh ung thư cao trên thế giới với hơn 77.280 ca ung thư ác tính được phát hiện năm 2006. Thậm chí, nhiều người trẻ tuổi đôi khi còn ỉ vào sự dẻo dai của sức trẻ mà lơ là với sức đề kháng, làm tăng cơ hội cho virus, bệnh tật xâm nhập.

Sức đề kháng rất dễ bị suy giảm khi chúng ta có chế độ sinh hoạt không lành mạnh hoặc không thường xuyên bổ sung vitamin vào cơ thể. Thực tế, việc bảo vệ sức khỏe không chỉ đơn thuần là chữa bệnh, kháng bệnh mà còn bao gồm cả việc phòng bệnh tật. Tăng cường sức đề kháng để kháng lại virus gây bệnh xâm nhập chính là đang bảo vệ sức khỏe. Lâu nay chúng ta ít chú trọng đến việc tăng sức đề kháng, điều đó thật sai lầm. Không nên đợi đến khi có bệnh mới lo chạy chữa, chúng ta nên “phòng vệ” hằng ngày để sống khỏe mạnh.

Vitamin - trợ thủ đắc lực

Theo đại diện Bộ Y tế, người dân chúng ta có tư tưởng… xem thường những cơn mệt mỏi, bệnh vặt, cảm cúm… nên khiến cho sức đề kháng cơ thể có xu hướng giảm đi nhiều hơn.

Để tăng cường sức đề kháng, ngoài việc mỗi người cần có một chế độ sinh hoạt ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ điều độ, hợp lý, chúng ta nên tích cực bổ sung vitamin hằng ngày cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và nhóm vitamin B. Vì nếu thiếu vitamin nhóm B nhất là B1 sẽ dẫn đến bệnh tê phù,... còn  thiếu vitamin C, vết thương sẽ chậm lành và cơ thể sẽ khó tránh được các bệnh viêm nhiễm, dễ bị cảm cúm hơn, dễ mệt mỏi và xuống sức…

“Người dân cần trang bị thêm kiến thức phòng bệnh và nâng cao sức đề kháng, vì nếu phòng bệnh tốt, mọi người sẽ dễ dàng ngăn chặn được nhiều dịch bệnh và có thể hạn chế các hậu quả khó lường”, TS Nguyễn Bá Thủy, Thứ trưởng Bộ Y tế chia sẻ.

Vitamin có trong nhiều loại thực phẩm động vật và thực vật, đặc biệt dồi dào ở các loại rau củ quả: ớt, tỏi, hẹ và trái cây tươi như táo, sơn trà, cam, quýt, chanh… Ngoài ra, đối với người ít thời gian thì việc dùng các loại dược phẩm tiện dụng chuyên dụng bổ sung vitamin cũng là cách an toàn và hiệu quả để tăng đề kháng. Uống vitamin cần thiết hằng ngày, chúng ta đã cung cấp lượng sức đề kháng đáng kể cho cơ thể, giúp phòng chống bệnh tật tốt hơn. Hiện nay trên thị trường có một số loại dược phẩm giàu vitamin, đặc biệt là vitamin C và vitamin nhóm B, mọi người có thể lựa chọn sử dụng để tăng đề kháng cho mình.

Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, tỷ lệ virus cúm tồn tại trong văn phòng là 48% trên máy tính ở công sở, 46% ở chuột và 45% điện thoại mang virus cúm. Và trong cả đời một người trung bình mắc bệnh cúm 200 lần, mỗi lần trung bình 9 ngày nhưng việc bổ sung vitamin C, vitamin nhóm B phức hợp theo liều lượng thích hợp mỗi ngày có thể phòng ngừa bệnh cúm, khiến nguy cơ mắc cúm giảm đi một nửa.

T.Dung

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.