Nồng độ phóng xạ ở Hà Nội thấp hơn 500.000 lần giới hạn cho phép

29/03/2011 17:40 GMT+7

(TNO) Chiều nay 29.3, ông Đặng Thanh Lương, Phó cục trưởng Cục An toàn bức xạ hạt nhân (Bộ Khoa học -Công nghệ) cho biết đã có kết quả phân tích đo nồng độ chất phóng xạ I-131 trong không khí của Trạm quan trắc mẫu soi khí tại Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân (đặt tại Hà Nội) công bố ngày 28.3 là 24,2 x 10-6 Bq/m3.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6866:2001, quy định giới hạn liều đối với công chúng do ảnh hưởng của một cơ sở bức xạ hoặc cơ sở hạt nhân trong điều kiện hoạt động bình thường là 1 mSv/năm lấy trung bình trong 5 năm liên tục và trong 1 năm đơn lẻ không vượt quá 5 mSv. Ông Lương cho hay, mức nồng độ này nhỏ hơn khoảng 500.000 lần so với giá trị giới hạn quy định trong TCVN 6866:2001 và không ảnh hưởng đến sức khỏe. Người dân không nên quá lo lắng.

Về nguồn gốc đám mây phóng xạ, ông Lương giải thích, do điều kiện khí tượng đối lưu, trong những ngày qua đám mây phóng xạ bay từ nhà máy Fukushima tới vùng biển Đông Nam Á đã tách ra làm những đám mây nhỏ. Trong mấy ngày qua, khu vực phía Bắc và Hà Nội có nhiều sương mù và mưa nên đám mây phóng xạ này đã vào đất liền sớm hơn so với đám mây phía Nam.

Trước thông tin lo ngại, có thể phóng xạ do các cơ sở sản xuất sử dụng I-131 thải ra, ông Trịnh Văn Giáp, Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật hạt nhân (Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam) khẳng định: “Xung quanh Viện không có các cơ sở sản xuất đồng vị phóng xạ. Ở Việt Nam chỉ duy nhất  Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt được phép sản xuất đồng vị phóng xạ I- 131. Máy móc thiết bị đo của viện là những thiết bị hiện đại tối tân, với lượng phóng xạ I-131 nhỏ như vậy chắc chắn không ảnh hưởng môi trường cũng như sức khỏe con người”.

Trong khi đó, đám mây từ phía Nam cho đến hôm nay 29.3 vẫn chưa bay vào lãnh thổ Việt Nam. Báo cáo về số liệu phóng xạ môi trường của Trung tâm Dữ liệu quốc gia Việt Nam trong mạng lưới của Tổ chức Cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBTO) đặt tại Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam vừa cập nhật chiều nay 29.3 nêu rõ, trong ngày 29-30.3, phần đám mây chính vẫn chưa vào thềm lục địa Việt Nam và nằm trong khu vực giữa Phillipines, Indonesia, Malaysia, Việt Nam. Trên vùng biển Đại Tây Dương, đám mây phóng xạ lan rộng về phía đông Châu u và tại biển Thái Bình Dương đám mây ngày càng lan rộng thêm xuống phía nam và đi sâu vào Châu Mỹ, lên phía cực bắc và đến Châu u.

Theo CTBTO, những ngày sắp tới đám mây này có lan rộng tới lãnh thổ Việt Nam hay không còn phụ thuộc vào điều điện khí tượng của vùng Đông Nam Á. Tất nhiên, nếu đám mây có đến Việt Nam thì rất khó phát hiện sự ảnh hưởng của nó đến nền phông.phóng xạ hiện tại ở Việt Nam, như CTBTO luôn lưu ý dưới đây:

Tính toán nồng độ chất phóng xạ I-131 và Cs-137 trong không khí tương ứng với mức liều giới hạn trên được cho trong bảng sau:

Đồng vị

Liều giới hạn(mSv/năm)

Nồng độ phóng xạ trong không khí (Bq/m3)

I-131

1

10

Cs-137

1

2

T.Hằng

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.