Dinh dưỡng cho nhũ nhi

04/08/2010 10:42 GMT+7

Để đạt được mong muốn giúp con mình phát triển thể chất tốt, thông minh, nhanh nhẹn và ít bị bệnh tật, cha mẹ cần quan tâm phát triển thị lực, não bộ và hệ miễn dịch cho trẻ.

Đây là hai yếu tố rất quan trọng với sự phát triển và thành công của trẻ. Nếu thị lực được coi là “cửa sổ nhìn vào não bộ” thì hệ miễn dịch là hệ thống giúp cơ thể trẻ chống lại các nguy cơ dày đặc từ môi trường. Trẻ có thị lực tốt, hệ miễn dịch hoàn thiện thì sẽ phát triển vượt trội so với trẻ thị lực kém, miễn dịch yếu.
 
Nhưng cần làm những gì cụ thể để đạt được mục tiêu này? Phải phối hợp nhiều biện pháp, từ những điều có vẻ đơn giản như chăm sóc, vui chơi, tiếp xúc với trẻ... đến vấn đề lâu dài và nền tảng hơn nhiều là dinh dưỡng hợp lý trong những năm đầu đời. Dinh dưỡng tham gia vào quá trình phát triển cơ thể của trẻ thay đổi ít nhiều tùy vào giai đoạn.
 
Với trẻ nhỏ thì nhu cầu dinh dưỡng cho việc xây dựng cấu trúc tế bào là tối quan trọng, trong khi với trẻ lớn hơn thì dinh dưỡng liên quan đến hoạt động của tế bào lại cần thiết hơn. Các chất dinh dưỡng cần thiết rất dễ bị thiếu hụt ở trẻ nhũ nhi là vitamin A, i-ốt, sắt, kẽm, chất béo, đặc biệt là các axít béo no chuỗi dài (như DHA, ARA).
 
Đây là các chất dinh dưỡng có tác động rất quan trọng đến sự phát triển thị lực và nhận thức của trẻ sau này. Hội nghị Dinh dưỡng và Tiêu hóa nhi khoa châu u vừa tổ chức tháng 6-2010 đã có các công bố y tế về vai trò của DHA đối với trẻ nhũ nhi. Tạp chí Nhi khoa Hoa Kỳ cũng vừa công bố một công trình nghiên cứu cho thấy nhũ nhi có khẩu phần DHA, ARA cao sẽ phát triển miễn dịch, đặc biệt là miễn dịch ở đường hô hấp trong 3 năm đầu đời. Đấy cũng là lý do vì sao mới đây Hiệp hội An toàn thực phẩm châu u khuyến cáo sữa công thức nên có hàm lượng DHA ít nhất là 0,3% trên tổng hàm lượng axít béo.
 
Giai đoạn nhũ nhi là giai đoạn các tế bào thần kinh của trẻ phát triển nhanh nhất cả về số lượng lẫn kích thước kể từ lúc trẻ sinh ra, vì vậy nhu cầu các chất béo dùng xây dựng tế bào thần kinh cũng gia tăng tương ứng.
 
Do nhu cầu tăng cao nên cơ thể trẻ rất dễ thiếu hụt các chất béo no chuỗi dài, nhất là trẻ nhũ nhi thường ăn uống chưa đủ đa dạng, thức ăn chính chỉ là sữa, trong khi chức năng gan còn non yếu chưa có khả năng tổng hợp tốt các chất. Khi trẻ lớn hơn, ăn uống đa dạng hơn, trẻ có thể nhận đủ các chất dinh dưỡng cần thiết này theo nhu cầu từ khẩu phần ăn đa dạng hằng ngày, nhất là qua các thực phẩm thiên nhiên từ biển (đặc biệt nhiều ở cá hồi, rong biển...), đấy là chưa kể gan cũng sẽ giúp tổng hợp một phần.
Theo Người Lao Động
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.