Ô nhiễm không khí trong nhà và sức khỏe gia đình bạn

21/11/2012 06:25 GMT+7

Có nhiều gia đình cấm hút thuốc lá trong nhà để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên, nhất là trẻ nhỏ. Nhưng có thể họ không biết chính một số vật dụng tạo nhiệt như bếp (bếp gas, lò nướng…) được chứng minh là có mức độc hại tương tự với thuốc lá nếu chúng không được sử dụng đúng cách. Khi các thiết bị này được sử dụng, chúng sẽ tạo ra những chất có hại cho sức khỏe như khói và các khí không màu, không mùi như CO, CO2 và NO2 - đây là các loại khí độc hại chính gây ra ô nhiễm không khí trong nhà.

Có nhiều gia đình cấm hút thuốc lá trong nhà để bảo vệ sức khỏe cho các thành viên, nhất là trẻ nhỏ. Nhưng có thể họ không biết chính một số vật dụng tạo nhiệt như bếp (bếp gas, lò nướng…) được chứng minh là có mức độc hại tương tự với thuốc lá nếu chúng không được sử dụng đúng cách. Khi các thiết bị này được sử dụng, chúng sẽ tạo ra những chất có hại cho sức khỏe như khói và các khí không màu, không mùi như CO, CO2 và NO2 - đây là các loại khí độc hại chính gây ra ô nhiễm không khí trong nhà. Cụ thể, ô nhiễm không khí trong nhà có thể gây ra:

1. Nguy cơ bệnh hô hấp

Các nhà khoa học tại hai trường đại học của Scotland đã thu thập các mẫu PM10 - loại hạt ô nhiễm sinh ra từ bếp gas rồi dẫn chúng qua môi trường nuôi cấy tế bào thường thấy trên bề mặt phổi. Kết quả là các tế bào phổi đó bị viêm sau thời gian thử nghiệm. Trên cơ thể người thì hiện tượng này thường dẫn đến các bệnh hô hấp.

Không khí trong quá trình đốt nóng bằng nhiệt khi nấu nướng sẽ sinh ra các phân tử dioxit nitơ, làm giảm khả năng hô hấp, gây ra bệnh hẹp đường hô hấp ở người. Những người thường xuyên đứng bếp hoặc trẻ nhỏ trong các gia đình có sử dụng bếp gas nhưng không gian chật chội ẩm thấp sẽ dễ rơi vào trạng thái khó khăn khi hít thở. Đặc biệt, trẻ em có bệnh lý về phổi sẽ có tình trạng xấu hơn khi tiếp tục sống trong các căn nhà không thoáng khí và có sử dụng các loại bếp này.

Những nguy cơ vô hình từ căn bếp: Ô nhiễm không khí trong nhà và sức khỏe gia đình bạn
Giảm nguy cơ ô nhiễm không khí trong nhà bằng cách sử dụng bếp từ trong nấu nướng hằng ngày

2. Nguy cơ cháy nổ

Đây là nguy cơ dễ nhìn thấy nhất nhưng cũng gây chủ quan nhiều nhất. Những vụ nổ khí gas phần lớn đều có nguyên nhân từ van, dây dẫn và chuyện quên đóng van an toàn sau khi sử dụng. Những bình gas giả, chất lượng gas kém cũng đóng góp một phần nguyên nhân không nhỏ.

Nếu bạn đang sử dụng bếp gas, bạn cũng cần kiểm tra thường xuyên để tránh việc dùng bếp quá cũ, bếp đã rỉ sét. Cặn thức ăn lưu lại trong quá trình đun nấu cũng dễ gây hiện tượng phụt lửa không đều, tắc ống dẫn hoặc làm hư hỏng van gas. Với mối lo này, nếu gia đình có người già, trẻ nhỏ hoặc người giúp việc lơ đễnh, bất cẩn sẽ càng cảm thấy lo lắng, không yên tâm.

Các loại bếp quang (hay còn gọi là bếp hồng ngoại) có vẻ như hạn chế tối đa nguy cơ cháy nổ trong nhà, tuy nhiên chính vì sử dụng bức xạ nhiệt để đốt nóng làm chín thức ăn của loại bếp này đồng thời cũng làm nóng bếp, thành nồi và những khu vực ngoài vùng tiếp xúc của bếp và đáy nồi, dẫn đến dễ bị bỏng khi sử dụng. Hơn nữa, sự tỏa nhiệt này còn là nguyên nhân dẫn đến hư hỏng các bộ phận cấu tạo trong bếp tạo ra những nguy cơ tiềm ẩn khác.

Vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà và những nguy cơ kèm theo ngày càng được nhiều người quan tâm nhất là các chị em phụ nữ. Nhiều cuộc thử nghiệm về tính tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm không khí trong nhà đã được tiến hành nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho người tiêu dùng.

Theo báo cáo của Cục Thống kê Hoa Kỳ, bếp từ là loại có hiệu suất sử dụng năng lượng cao nhất (90%). Điều này được hiểu là, trong 100 kWh điện được sử dụng thì có 90% được tận dụng (có ích), còn 10% là thất thoát (vô ích). Tương tự, bếp quang, bếp gas có hiệu suất lần lượt là 60% và 40%. Ngoài ra, vì tính chất hoạt động của bếp từ - chỉ làm nóng phần kim loại tiếp xúc và không tạo ra lửa (không sinh ra khí CO, CO2 và NO2) nên tuyệt đối an toàn với người sử dụng, nhất là trẻ nhỏ. Chính vì những ưu điểm vượt trội đó mà bếp từ đang ngày càng được người tiêu dùng ưu chuộng.

Thật khó để thay đổi một thói quen sử dụng cũng như những thiết bị tưởng như gắn bó với cuộc sống gia đình nhiều năm, tuy nhiên, để bảo vệ sức khỏe cho gia đình cũng như với bản thân, những bà nội trợ hiện nay cần phải tỉnh táo và tìm hiểu những thông tin khoa học được cập nhật mỗi ngày để ngôi nhà thật sự là “tổ ấm”.

Nguyễn Hân

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.