Cùng Tây ăn Tết Việt

07/02/2013 08:30 GMT+7

(TNO) Tết Việt luôn rộn ràng, chứa đựng nhiều sắc thái khác nhau và lạ lẫm trong nhiều phong tục, đặc biệt với những người nước ngoài đã và đang sinh sống tại VN. Trong ngày hôm nay (7.2, tức 27 Tết), xin mời các bạn hãy cùng theo các PV Thanh Niên Online khám phá cách ăn Tết độc đáo của nhiều người nước ngoài đang sống tại TP.HCM.

(TNO) Tết Việt luôn rộn ràng, chứa đựng nhiều sắc thái khác nhau và lạ lẫm trong nhiều phong tục, đặc biệt với những người nước ngoài đã và đang sinh sống tại VN. Trong ngày hôm nay (7.2, tức 27 Tết), xin mời các bạn hãy cùng theo các PV Thanh Niên Online khám phá cách ăn Tết độc đáo của nhiều người nước ngoài đang sống tại TP.HCM

Họ là nhiều người nước ngoài khác nhau, với những ngành nghề và quốc tịch riêng biệt. Điểm chung của họ là năm nay sẽ ăn Tết Việt Quý Tỵ 2013 tại Việt Nam.

Đó là nhà ngoại giao như ngài Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Lê Thành n và phu nhân, là cựu nhà báo của hãng thông tấn Bloomberg, Barbara Adam (người Úc), là chuyên gia ẩm thực nổi tiếng Võ Quốc, người từng nấu nhiều món ăn cho các quan khách nước ngoài, hay cô gái trẻ người Đức gốc Việt Trịnh Du Linh và cặp đôi vợ chồng Việt Anh: Dyer Lloyd - Hoa Lâm.

>> Tết Quý Tỵ: Miền Bắc rét ngọt, miền Nam oi nóng
>> Tết gia đình Việt: Song thân GS Ngô Bảo Châu: Không gồng mình để giáo dục con
>> Tết này xem gì trên Thanh Niên Online
>> Tết gia đình Việt: Nếp nhà ông Soạn
>> Tết gia đình Việt: Đồng thuận thay áp đặt
>> Tết gia đình Việt: Những gia đình lính biển
>> Tết gia đình Việt: Thang giá trị của các loại gia đình

8 giờ: Cùng cựu phóng viên Bloomberg đi chợ Tết

Barbara Adam là người người Úc, có chồng Việt và đã từng có 4 lần ăn tết tại VN. Qua những lần ăn Tết Việt cùng chồng, bà Barbara dường như đã trở thành một phụ nữ Việt Nam hoàn toàn.


Cựu phóng viên Bloomberg Barbara đang chọn mua bánh chưng cho ngày Tết - Ảnh: D.Phúc

Tết này, bà Barbara đã tự mình đi chợ, mua sắm đồ Tết với bánh mứt và đặc biệt là bánh chưng, bánh Tét. Nhìn bà rành rẽ đường đi nước bước và mua sắm đồ Tết tại chợ Phạm Văn Hai (Tân Bình), ai cũng thấy rõ được đẹp Việt trong cô.

Với Barbara, không có gì hạnh phúc hơn là những ngày tất bật sắm Tết và được quây quần bên chồng con.

Mời bạn đọc cùng đi chợ Tết với Barbara để xem thú vị thế nào nhé?

12 giờ: Xem Võ Quốc nấu thịt kho hột vịt, bàn ẩm thực Tết Tây-Ta

Chuyên gia ẩm thực Võ Quốc (tên thật là Võ Đình Quốc, sinh năm 1980) là người được cấp bằng chuyên gia ẩm thực của Hiệp hội Đầu bếp châu Á, là chuyên viên dạy món Việt cho các lãnh sự quán nước ngoài tại Việt Nam. Vào tháng 6.2012, anh Võ Quốc được Câu lạc bộ Đầu bếp trẻ Sài Gòn chọn làm đại sứ ẩm thực nhằm chuẩn bị cho cuộc thi Đầu bếp trẻ Thế giới tổ chức tại Việt Nam năm 2013.

 
Võ Quốc đang sẵn sàng nấu nồi thịt kho hột vịt ngày Tết cho bạn đọc Thanh Niên Online - Ảnh: P.Thanh

Anh cũng từng đi rất nhiều nơi, nấu những món thuần Việt để mời quan khách nước ngoài dùng bữa, trong đó, có cựu thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu.

Trong ngày này, Võ Quốc sẽ dành món quá bất ngờ cho bạn đọc Thanh Niên Online khi nấu tặng một nồi thịt kho hột vịt, một món ăn truyền thống ngày Tết của VN.

 
Đại sứ ẩm thực Võ Quốc luôn muốn giới thiệu món ngon và văn hóa Việt đến bạn bè nước ngoài - Ảnh: T.L

Xem Võ Quốc nấu thịt kho hột vịt, các bà, các chị có thể học hỏi để giúp gia đình có thêm một món ngon ngày Tết và cùng bàn chuyện ẩm thực Tây - Ta trong những ngày Tết đến cũng rất lý thú. Mời bạn đọc xem clip.

14 giờ: Cô gái Đức gốc Việt nhận quà lì xì

Trịnh Du Linh là một cô gái người Đức gốc Việt, vừa trở về sống và làm việc tại TP.HCM vào giữa năm 2012. Đây là lần đầu tiên Linh về VN và bắt đầu một cuộc sống mới tại quê hương của cha mẹ mình. Chị hiện đang làm việc tại một nhà xuất bản ở TP.HCM.

Tết Quý Tỵ 2013 cũng là lần đầu tiên chị Linh được ăn Tết Việt ngay tại quê hương của cha mẹ. Giữa trưa nắng oi ả ngồi nghe Linh chia sẻ về những cái Tết ta chỉ "một ngày" bên Đức sẽ thấy được sự khao khát và háo hức ăn Tết Việt của chị.

 
Trịnh Du Linh, cô gái người Đức gốc Việt đang cảm nhận Tết Việt một cách rõ ràng nhất ngay trên quê hương - Ảnh: D.Phúc

Chắc rằng, những phong tục truyền thống mà cha mẹ Linh đã dạy cho cô bên Đức sẽ là hành trang để Linh có một cái Tết ở VN thật ấn tượng.

16 giờ: Cùng hot boy "hô biến" với ngày Tết

Trước khi đến nhà Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Lê Thành Ân, Thanh Niên Online bất ngờ kết nối được với chàng trai đa tài Lê Việt Anh Adrian (sinh năm 1987 tại Romania). Do tên của Lê Việt Anh Adrian dài quá, nên bạn bè thân quen hay gọi anh là AD cho dễ. AD mang trong mình hai dòng máu: bố người Việt Nam, mẹ người Romania. Năm 2006, bố mẹ của AD đã quyết định về Việt Nam sinh sống và làm việc. Thế nên, anh cũng theo bố mẹ về sống ở Việt Nam từ đó.

AD có biệt tài làm ảo thuật. Anh đã tự học và biểu diễn ảo thuật 10 năm nay. Anh chàng này đã trở thành ảo thuật gia đường phố đầu tiên của Romania và khi về Việt Nam, AD cũng tiếp tục sự nghiệp biểu diễn ảo thuật.

 
AD trong một tiết mục của mình - Ảnh: Nhân vật cung cấp

Trong chiều 27 Tết, gặp gỡ phóng viên Thanh Niên Online, AD tâm sự: "AD rất vui khi được ăn Tết cùng gia đình, bạn bè, người thân, đặc biệt là ở Việt Nam. AD thích nhất là không khí sáng ngày mồng một, ngày đầu tiên của năm mới. Lúc đó, thành phố thật là khác so với ngày thường".

“Tuy nhiên, AD là một người năng động, thích làm việc nên AD không cảm thấy thoải mái lắm khi mọi người nghỉ liền đến 10 ngày trong dịp Tết”, chàng trai chân thành nói thêm.

AD kể lại kỷ niệm đáng nhớ nhất khi ăn tết ở quê nhà là lần anh đón Tết ở Đà Nẵng trong một chương trình biểu diễn, không có gia đình ở bên cạnh. Lúc đầu thì cũng thấy hay hay vì được tận hưởng một không gian tuyệt vời bên bờ biển đẹp nhưng chỉ sau đúng một ngày mồng một là anh bắt đầu thấy buồn, nhớ mọi người. Đúng vào lúc AD đang rất buồn chán thì bố mẹ đã bất ngờ bay vào Đà Nẵng để ăn Tết cùng AD.

"Lúc đó không còn niềm vui nào sánh được!" - AD thổ lộ.

Năm mới đang đến, ước mơ lớn nhất của AD trong năm nay được anh chia sẻ với Thanh Niên Online là sẽ thực hiện được thành công những chương trình ảo thuật lớn chưa từng có ở Việt Nam (như đi xuyên tường, người tàng hình,…), đồng thời, cùng với Công ty Mỹ Thanh sản xuất được một series truyền hình ảo thuật, mang lại một món ăn mới lạ cho thị trường giải trí.


Những màn ảo thuật của AD khiến cộng đồng mạng chú ý

Nhân dịp Tết Quý Tỵ đang đến, AD cũng gửi lời chúc một năm mới an khang thịnh vượng, luôn luôn vui vẻ và may mắn đến cho bạn đọc Thanh Niên Online!

Trước thềm năm mới, AD cũng bất ngờ "xuất chiêu" gửi tặng bạn đọc Thanh Niên Online một món quà độc đáo để thư giãn trong thời gian ăn Tết. (Viên An)

Mời các bạn cùng thưởng thức nhé:

17 giờ: Cùng vợ chồng lãnh sự quán Mỹ đón Tết Việt

Là Tổng lãnh sự Mỹ gốc Việt đầu tiên tại TP.HCM, ông Lê Thành Ân và phu nhân Lê Chí Tâm đều rất tâm đắc và tha thiết với cái tết tại quê cha đất tổ.

Đây là cái Tết thứ 3 mà vợ chồng ngài Tổng lãnh sự Mỹ ở TP.HCM được tận hưởng ngay trên đất VN. Với ông bà, Tết Việt lúc nào cũng đầy ắp những ký ức vui vẻ của tuổi thơ cũng như hoài niệm thân thương.  

 
Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM Lê Thành Ân cùng phu phân đang lì xì mừng Tết Quý Tỵ 2013 cho một bạn trẻ  - Ảnh: D.Phúc

Sau khi nghe ông Lê Thành Ân chúc tết mọi người, mời các bạn hãy cùng Thanh Niên Online đến nhà riêng của ông bà để xem vợ chồng ông Tổng Lãnh sự Mỹ đã chuẩn bị gì để đón Tết nhé. Mời bạn đọc xem video clip: 

19 giờ 30 phút: Xem chồng Tây - vợ Việt ăn Tết

Vợ chồng anh chị Dyer Lloyd - Nguyễn Thị Hoa Lâm ở TP.HCM đã đón tết bốn lần tại Việt Nam. Anh Lloyd là người Anh, từng là phóng viên tờ Guardian của xứ sở sương mù. Anh hiện là giám đốc điều hành của một công ty tư vấn đầu tư và giáo dục tại TP.HCM.

Bận rộn công việc trong những ngày này nhưng vợ chồng anh chị vẫn tranh thủ dọn dẹp nhà cửa đón Tết và cùng tận hưởng những phút giây xuân đang về. Cả hai cùng nhớ lại những kỷ niệm Tết Việt thật độc đáo và cùng chúc mừng lì xì trước cho nhau trong những ngày đón Xuân này... 

 


Hai vợ chồng anh Lloyd và chị Lâm đang tận hưởng những không khí Tết thật đầm ấm cùng nhau - Ảnh: D.Phúc

Nào hãy cùng xem anh chồng Tây và cô vợ Việt cùng ăn tết thú vị thế nào nhé:

Ngày 27 Tết đang dần khép lại, một vòng theo chân những người bạn ngoại quốc đang sống tại Việt Nam xem họ ăn Tết như càng khám phá thêm những nét thú vị của Tết Việt.

Chắc hẳn, những cảm nhận về Tết, những khoảnh khắc đáng yêu này sẽ còn theo chân họ để quảng bá ra thế giới về một Việt Nam hiền hòa, tươi trẻ và cũng đậm nét truyền thống.

Hẹn gặp lại các bạn vào ngày mai 28 Tết!

Tết Việt trong mắt người nước ngoài: Thú vị, kỳ lạ!

Tiền mừng tuổi, con giáp đại diện cho năm, đổ xô về quê những ngày cuối năm… là những tục lệ mà người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam cảm thấy kỳ lạ và thích thú về tết cổ truyền của người Việt.

Ông Tetsuya Osafune (Giám đốc một công ty truyền thông, quốc tịch Nhật Bản, ăn tết tại Việt Nam lần thứ 2): Ấn tượng trước cảnh người Việt về quê ăn Tết

 Tết Việt Nam thú vị và kỳ lạ trong mắt người nước ngoài
Ông Tetsuya Osafune - Ảnh: Thanh Hải

Tôi thật sự ấn tượng với việc nhiều người Việt Nam dù trễ đến đâu cũng cố gắng quay về quê ăn tết. Hiện ở Nhật chúng tôi không còn ăn tết âm lịch nữa.

Nhiều người dân Nhật có xu hướng chuyển về sống tại các thành phố lớn, nên họ không còn ở gần ông bà, cha mẹ.

Điều này kết hợp với áp lực công việc khiến người Nhật không thể quay về quê nhà ăn Tết m lịch nữa. Do đó, chúng tôi chuyển qua Tết Dương lịch.

Giống với người Việt Nam, trong dịp năm mới, chúng tôi thường dùng đũa mới và chén kiểu để ăn.

Tại Nhật, tục lì xì chỉ còn tồn tại ở một số thị trấn nhỏ và hầu như chỉ còn người già lì xì cho trẻ em mà thôi.

Cá nhân tôi thấy việc có đến hai cái tết (dương lịch và âm lịch - PV) như ở Việt Nam là đúng đắn vì đây là truyền thống.

Thay đổi truyền thống sẽ ảnh hưởng đến văn hóa và điều này hoàn toàn không tốt, nhất là đối với người châu Á.

Chị Annie Atizay (Giáo viên, quốc tịch Mỹ, ăn tết Việt Nam lần thứ 3): Tính cộng đồng của tết Việt tạo nên sự khác biệt so với lễ mừng năm mới tại Mỹ

Tết Việt Nam thú vị và kỳ lạ trong mắt người nước ngoài
Annie Atizay và bạn trai - Ảnh do nhân vật cung cấp

Tôi thích không khí tết Việt Nam. Tôi cảm nhận được không khí lễ hội của gia đình và cộng đồng khi mọi người ai cũng mua hoa, dọn dẹp nhà cửa và hát karaoke. Tôi đi ra đường và để ý thấy rất nhiều gia đình cùng hát karaoke với nhau. Ai trông cũng vui và thoải mái hơn thường ngày.

 
Một yếu tố thú vị khác là mỗi tết ở Việt Nam có một cái tên, chẳng hạn như năm nay là tết con Rắn, năm trước là tết con Rồng, và rồi lại có các câu chuyện về sự may mắn trong từng năm liên quan đến con giáp đó. Ở Mỹ thì năm mới nào cũng như thế, rất chán.

Tôi thấy tết Việt Nam hay hơn năm mới ở Mỹ ở chính yếu tố cộng đồng này. Các hoạt động mừng năm mới ở Mỹ mang tính cá nhân hơn, mỗi người tự đặt ra các mục tiêu cho bản thân mình trong năm mới.

Phong tục tặng quà tết của Việt Nam cũng khác ở Mỹ, nếu không nói là trái ngược. Ở Mỹ, mọi người rất ít tặng nhau quà năm mới, có lẽ do họ đã tặng quà nhau nhiều vào dịp Giáng sinh chỉ trước đó mấy ngày. Và dù có là dịp nào, thì người Mỹ cũng rất ít khi tặng quà cho sếp như ở Việt Nam, trừ phi họ có quan hệ thân thiết.

Như tôi đã nói thì năm mới ở Mỹ mang tính cá nhân hơn, nên thay vì bận tâm đến chuyện tặng quà, người Mỹ lại đặt nặng chuyện phải làm một điều gì đó đặc biệt trong năm mới, chẳng hạn như phải đi đến một nơi nào thật thú vị, hay tổ chức một bữa tiệc thật hoành tráng.

Người Việt Nam còn có một truyền thống mà tôi thấy rất quan trọng là tảo mộ. Ở Mỹ và nhiều nước phương Tây khác thì nếu có, người ta chỉ thăm người chết vào ngày giỗ, ngày sinh nhật, hay nếu là vợ hoặc chồng thì thăm thêm vào dịp kỷ niệm ngày cưới.

Tôi thấy phong tục này rất đáng trân trọng, rất hay, khi chúng ta mời những người thân và bạn bè đã qua đời cùng đón năm mới, như thể họ vẫn còn ở quanh chúng ta.

Một yếu tố thú vị khác là mỗi tết ở Việt Nam có một cái tên, chẳng hạn như năm nay là tết con Rắn, năm trước là tết con Rồng, và rồi lại có các câu chuyện về sự may mắn trong từng năm liên quan đến con giáp đó. Ở Mỹ thì năm mới nào cũng như thế, rất chán.

Tôi có thử nhiều món ăn Việt Nam nhưng tôi không nhớ tên nhiều món. Tôi chỉ nhớ món gỏi cuốn, bò bía và bánh chưng là món tôi rất thích, tôi ăn được nhiều lắm. Và tôi ăn chay nên chắc là hầu hết các món chay của Việt Nam tôi đều thích.

Năm mới của Mỹ không có những kiêng kỵ như “không được đi xa vào ngày mùng 5”.

Barbara Adam (Cựu phóng viên Bloomberg, quốc tịch Úc, ăn tết Việt Nam lần thứ 4): Phong tục lì xì khá kỳ lạ!

Tết Việt Nam thú vị và kỳ lạ trong mắt người nước ngoài
Barbara Adam (phải) cùng gia đình nhỏ của mình - Ảnh do nhân vật cung cấp

Tôi rất thích tết ở Việt Nam. Tôi cũng thích các loại thức ăn truyền thống trong dịp tết, như bánh chưng, bánh tét và thịt đông, vì chúng có thể dùng trong nhiều ngày.

Điều này giúp phụ nữ Việt Nam có được những giây phút nghỉ ngơi trong dịp lễ. Tôi thấy hầu hết phụ nữ Việt Nam đều làm việc rất vất vả trong cả năm, nên họ xứng đáng được thư giãn trong những ngày tết.

Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên ăn tết tại Việt Nam hồi năm 2008. Tôi đã sững sờ trước vẻ đẹp của các loại hoa tết được trưng bày ở chợ hoa Công viên 23.9.

Quang cảnh TP.HCM trong dịp lễ này thật là tuyệt. Bữa tiệc tết Việt Nam đầu tiên cũng là nơi tôi gặp ông xã của mình, một người Việt Nam, vì thế tết đối với tôi luôn là một dịp đáng nhớ.

Ăn tết ở Việt Nam rất là thú vị và tôi chỉ thấy một chút kỳ lạ về phong tục lì xì, vì ở Úc, chúng tôi thường chỉ tặng quà trong các dịp lễ.

Bạn cần phải cho người được tặng thấy rằng bạn quan tâm và thấu hiểu những gì mà người ta cần thông qua việc chọn món quà mà bạn biết họ sẽ thích.

Giá trị món quà không quan trọng, mà điều quan trọng nhất là sự thấu hiểu đằng sau món quà.

Ngoài ra, việc tặng quà bằng tiền đối với người Úc là khá kỳ cục vì nó không thể hiện được ý nghĩa gì từ người tặng. Dĩ nhiên là nếu được cho tiền, thì bạn có thể tự do chọn một món quà theo ý thích, nhưng đối với tôi thì kiểu tặng này không chứa đựng sự quan tâm trong đó.

Hoàng Uy

Thành Trung - Hoàng Uy - Phúc Duy - Thiên Hương - Viên An - Thanh Hải - Thanh Bình - Tấn Cư

>> Ăn bánh chưng đón tết sớm ở Anh
>> Nhộn nhịp mua sắm tết
>> Nhiều xe tết vẫn chờ khách
>> Gần 144.000 du khách đón tết ở Đà Nẵng
>> Một cái tết “không giống ai”
>> Mua quà tết “độc” ở đâu ?
>> Ấm lòng ngày giáp tết!
>> Kịch tết đãi món gì?

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.