Khai quật hơn 19.000 di vật văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa tại Đà Nẵng

08/07/2015 10:02 GMT+7

Đây là kết quả khai quật khảo cổ học tại 3 di chỉ khảo cổ vườn đình Khuê Bắc (Q.Ngũ Hành Sơn), di tích tháp Chăm Xuân Dương (Q.Liên Chiểu) và phế tích tháp Chăm Gò Giản (H.Hòa Vang) - TP.Đà Nẵng, do Trung tâm quản lý Di sản văn hóa Đà Nẵng phối hợp với Viện Khảo cổ học VN thực hiện từ đầu năm 2015.

Đây là kết quả khai quật khảo cổ học tại 3 di chỉ khảo cổ vườn đình Khuê Bắc (Q.Ngũ Hành Sơn), di tích tháp Chăm Xuân Dương (Q.Liên Chiểu) và phế tích tháp Chăm Gò Giản (H.Hòa Vang) - TP.Đà Nẵng, do Trung tâm quản lý Di sản văn hóa Đà Nẵng phối hợp với Viện Khảo cổ học VN thực hiện từ đầu năm 2015.

Theo số liệu khảo cổ, riêng tại vườn đình Khuê Bắc, có niên đại cách ngày nay khoảng từ 3000-3500 năm, là di chỉ cư trú, mộ táng của cư dân văn hóa Sa Huỳnh, tìm được hơn 18.895 hiện vật là công cụ sản xuất, đồ trang sức, đồ gốm Chăm... và 3 di tích mộ chum. Hai di chỉ còn lại ghi dấu quần thể di tích kiến trúc Chăm thế kỷ 9-11, tìm thấy gần 20 hiện vật.
Theo đánh giá của các chuyên gia,  tại các di chỉ này đều cho thấy dấu vết cư trú của cư dân Sa Huỳnh được người Chăm kế thừa, cho đến khi vùng lãnh thổ này sáp nhập vào Đại Việt.
Theo PGS.TS Nguyễn Giang Hải, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam thì quá trình khai quật khảo cổ đã khẳng định giá trị của 3 di chỉ khảo cổ... Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề liên quan đến nguồn gốc cư dân, giai đoạn phát triển cần được giải quyết, nên cần đề xuất sớm phương án và thời gian xử lý, bảo tồn tại các di tích, nhất là khi di tích Xuân Dương đang được TP.Đà Nẵng quy hoạch thành khu nghỉ dưỡng.
Hiện toàn bộ di vật khảo cổ được phối hợp lưu giữ tại Bảo tàng Đà Nẵng, hướng đến một cuộc trưng bày quy mô lớn về di chỉ văn hóa Sa Huỳnh.

 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.